Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung tháo gỡ khó khăn, rào cản để ngành y tế vươn dậy

Tổng Bí thư chỉ rõ ngành y tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, đòi hỏi sự đổi mới mạnh mẽ để bảo đảm mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân trong tình hình mới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung tháo gỡ khó khăn, rào cản, nút thắt để ngành y tế vươn dậy - Ảnh 1.

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Ngành y tế cần đổi mới mạnh mẽ để bảo đảm mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân trong tình hình mới" - Ảnh: TTXVN

Tuổi Trẻ Online xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Bộ Y tế nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 - 27-2-2025):


Cách đây 70 năm, ngày 27-2-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho ngành y tế với những lời căn dặn vô cùng sâu sắc. Bác dặn cán bộ ngành y phải thấm nhuần câu nói "Lương y phải như từ mẫu" và yêu cầu Chính phủ "Xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta", "phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng"...

Từ đó ngày 27-2 trở thành Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Những lời dạy của Bác Hồ đã trở thành kim chỉ nam hành động cho các nhà lãnh đạo, cho các thế hệ thầy thuốc và là phương châm xuyên suốt của toàn ngành y tế trong bảy thập kỷ qua.

Trải qua chặng đường 70 năm xây dựng, lao động, cống hiến và trưởng thành, ngành y tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày một cao hơn về chăm sóc y tế, khám chữa bệnh cho người dân. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế của Liên Hợp Quốc, với nhiều chỉ số về hệ thống y tế và

Tổng Bí thư Tô Lâm chúc mừng ngành y tế nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam - Ảnh: TTXVN

Qua phòng chống dịch COVID-19 và một số đợt dịch bệnh khác vừa qua, ngành y tế đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém của công tác phòng chống dịch, nhất là trong y tế dự phòng.

Cần tập trung đánh giá để rút ra những bài học trong công tác chỉ đạo, công tác chuyên môn. Cùng với đó công tác phòng chống các bệnh thông thường (ung thư, tim mạch, nội tiết, gan, phổi...) cũng đang gặp nhiều khó khăn cần khắc phục sớm.

Bên cạnh đó, việc bảo vệ môi trường sống, công tác rèn luyện sức khỏe thường xuyên, chăm sóc sức khỏe cho người yếu thế (người già, trẻ nhỏ, phụ nữ, người tàn tật, người nghèo, trẻ mồ côi, người không nơi nương tựa...) chưa được chu đáo. Công tác kiểm soát thực phẩm, vệ sinh ăn uống, chế độ dinh dưỡng phòng bệnh trước các nguy cơ...

Công tác khám sức khỏe thường xuyên cho nhân dân chưa được đặt ra nghiêm túc. Bệnh tật phải được điều trị trước khi trở thành mãn tính.

Công tác tuyên truyền phòng bệnh trong nhân dân, giáo dục y tế cộng đồng để mọi người tự phòng bệnh, nâng cao khả năng tự tăng cường đề kháng còn hạn chế.

Thứ hai: Vấn đề y đức trong ngành là một yêu cầu cần được quan tâm giải quyết. Các đồng chí tự hào có truyền thống khám chữa bệnh của dân tộc, các danh y hành nghề với đạo lý và y đức mang tính dân tộc, đặc biệt chúng ta có lời Bác căn dặn "Lương y như từ mẫu".

Tuy vậy, đâu đó vẫn có những thầy thuốc, người trong ngành y thiếu trung thực trong hành nghề, thậm chí đạo đức nghề nghiệp kém, thiếu trách nhiệm với người bệnh, phân biệt đối xử trong khám, điều trị bệnh, thiếu trách nhiệm, thờ ơ trước nỗi đau của người bệnh, vụ lợi, đặt lợi ích vật chất lên trên trách nhiệm của thầy thuốc.

Còn hay không những thầy thuốc không có bằng cấp thật, chạy thành tích, đánh cắp đề tài, công trình nghiên cứu của đồng nghiệp, chỉ lo toan lợi ích cá nhân... và nguy hiểm nhất là quên thực hiện lời Bác dạy đối với cán bộ ngành y.

Thứ ba: Hệ thống y tế cơ sở của chúng ta cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Đầu tư cho y tế tuyến cơ sở chưa đáp ứng nhu cầu thực tế; nhiều trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện chưa được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại; tình trạng thiếu hụt thuốc, vật tư y tế vẫn xảy ra, đặc biệt tại các vùng nông thôn và miền núi.

Tuyến y tế cơ sở hiện luôn thiếu bác sĩ và nhân lực. Một số vùng khó khăn vẫn gặp trở ngại trong việc triển khai tiêm chủng mở rộng do địa hình phức tạp, nhân viên y tế hạn chế. Hệ thống y tế cơ sở yếu nên để xảy ra tình trạng quá tải ở bệnh viện công, tuyến trên. Ảnh hưởng lớn đến chất lượng khám chữa bệnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị cán bộ y tế đầu năm 1955 - Ảnh: TTXVN

Mười là, nâng cao công tác y tế cộng đồng, tuyên truyền phòng bệnh trong nhân dân, phát triển phong trào rèn luyện thể lực. Cần khuyến khích người dân nâng cao thể lực, rèn luyện thể thao; nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học; xây dựng cơ sở hạ tầng thể thao cộng đồng, khuyến khích người dân tham gia các hoạt động thể chất.

Cần nâng cao công tác tuyên truyền, khuyến khích kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện bệnh sớm; khuyến khích lối sống lành mạnh, phòng chống bệnh tật. Mỗi người dân cũng cần có trách nhiệm nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, chủ động rèn luyện thể lực, thực hành lối sống lành mạnh.

Mười một là, công tác hợp tác quốc tế trong phòng chống bệnh tật: trong "thế giới phẳng" hiện nay, hợp tác quốc tế để tăng cường năng lực kiểm soát và ứng phó với dịch bệnh, trong chữa trị bệnh là một phần quan trọng trong chiến lược y tế toàn cầu.

Trong đó tập trung vào chia sẻ thông tin dữ liệu dịch tễ (tình hình dịch bệnh, nguồn gốc, diễn biến, biện pháp ứng phó, phối hợp giám sát, cảnh báo sớm...); hợp tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghiệp y tế; hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, hợp tác trong sản xuất, phân phối thuốc, vắc xin; xây dựng chính sách và khung pháp lý chung, tăng cường năng lực ứng phó khẩn cấp khu vực và quốc tế, trước mắt tập trung hợp tác với các nước trong khu vực, các cường quốc y tế...

Mười hai là, công tác vệ sinh môi trường sống, tinh thần lành mạnh, không bi quan, tiêu cực, không sử dụng chất kích thích, gây nghiện...

Ngoài phấn đấu mọi gia đình, khu dân cư, cộng đồng đều "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" thì ngành y tế rất cần có các chương trình góp phần cùng các đơn vị chức năng khác giáo dục cộng đồng về giữ gìn vệ sinh nơi ở, nơi làm việc; xử lý rác thải, đảm bảo nguồn nước, nguồn không khí không ô nhiễm; vệ sinh thực phẩm và ăn uống hợp vệ sinh; kiểm soát côn trùng và động vật gây bệnh; cải thiện điều kiện vệ sinh cá nhân và cộng đồng...

Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Để đạt được mục tiêu xây dựng một nền y tế hiện đại, công bằng và hiệu quả, cần có sự tham gia tích cực của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các ngành, trong đó ngành y tế đóng vai trò nòng cốt. Cần huy động tổng thể các nguồn lực, từ việc hoàn thiện chính sách, cải thiện hệ thống y tế cơ sở, thu hút và đãi ngộ nhân lực y tế, đến việc ứng dụng công nghệ số và đẩy mạnh y tế dự phòng.

Với quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, cùng với sự nỗ lực không ngừng của ngành y tế, chúng ta tin tưởng rằng ngành y tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và đưa đất nước bước vào kỷ nguyên thịnh vượng và phát triển.

Đất nước ta có trường tồn phát triển, nhân dân ta có được khỏe mạnh, hạnh phúc, kéo dài tuổi thọ, sống khỏe là nhờ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, sự sâu sát của ngành y tế. Sức khỏe con người là điều quý nhất; có sức khỏe sẽ có tất cả, sức khỏe là điều mong muốn nhất.

Mọi điều chúc nhau đầu tiên là chúc sức khỏe... và ngành y tế rất vinh dự được giao trách nhiệm là lực lượng chủ công trong nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Một lần nữa, tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể các giáo sư, thầy thuốc, các y bác sĩ, nhân viên y tế trên khắp cả nước.

Chúc các đồng chí luôn mạnh khỏe, vững vàng, tiếp tục phát huy tinh thần "Lương y như từ mẫu", đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm tặng hoa và gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể các y bác sĩ, nhân viên y tế trên khắp cả nước; tặng Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị cán bộ y tế đầu năm 1955.

Đồng thời ghi sổ truyền thống với nội dung: "Tự hào về truyền thống hào hùng của ngành y tế Việt Nam, việc chăm sóc sức khỏe nhân dân của chúng ta đã được kế thừa từ lịch sử của dân tộc, của đất nước.

Ngành y tế tự hào có lời dạy của Bác Hồ và phải thi đua thực hiện thật tốt những lời dạy của Bác mà sâu sắc nhất là Lương y như từ mẫu…

Đất nước Việt Nam trường tồn và phát triển được là có sự đóng góp rất quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao nhiệm vụ và trách nhiệm này cho ngành y tế; mong muốn các thế hệ giáo sư, thầy thuốc, bác sĩ, nhân viên y tế hoàn thành tốt sứ mạng cao cả vinh quang này".

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung tháo gỡ khó khăn, rào cản, nút thắt để ngành y tế vươn dậy - Ảnh 2.Thầy thuốc trẻ lên vùng cao khám, phát thuốc miễn phí cho người dân vùng bão lũ

Các bác sĩ thuộc nhiều bệnh viện tuyến trung ương ở Hà Nội đã đến Bắc Kạn khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho hơn 1.000 người dân chịu ảnh hưởng do cơn bão Yagi.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/tong-bi-thu-to-lam-tap-trung-thao-go-kho-khan-rao-can-de-nganh-y-te-vuon-day-a218819.html