
Dưới đây là những sự kiện đáng chú ý trên thế giới trong tuần 24-28/3/2025
1/CỔ PHIẾU MỸ GIẢM SỨC HẤP DẪN?
Tiền đang chảy mạnh ra khỏi thị trường chứng khoán Mỹ, với chỉ số S&P 500 giảm 4,5% từ đầu năm đến nay (12 tuần), mức giảm mạnh nhất (trong số những 12 tuần đầu năm) kể từ 2015. Đáng chú ý là chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong khi chứng khoán châu Âu tăng mạnh, với chỉ số STOXX 600 của Châu Âu tăng 9,3% từ đầu năm 2025 đến nay.
Cổ phiếu quốc phòng châu Âu tăng mạnh nhất trong bối cảnh các nhà lãnh đạo châu Âu tìm cách gia tăng tài trợ cho chi tiêu cho an ninh. Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc cũng tăng mạnh, tăng hơn 30% từ đầu năm đến nay, trong khi cổ phiếu nhóm các công ty công nghệ lớn ở Phố Wall giảm 15%. Chỉ số chứng khoán toàn cầu, trừ Mỹ, tuần qua tăng mạnh nhất kể từ năm 2019. Có vẻ như thị trường đã có những lựa chọn hấp dẫn khác thay thế cổ phiếu Mỹ.
Giá cổ phiếu thế giới diễn biến ngược chiều.
2/ VÀNG ĐẾN LÚC TẠM NGHỈ TRƯỚC KHI TĂNG TIẾP
Giá vàng đã tăng 3 tuần liên tiếp, những ngày qua luôn duy trì trên ngưỡng 3.000 USD khi các nhà đầu tư mua mạnh trong bối cảnh bất ổn chính trị và kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, việc giá tăng quá nhanh và lên mức quá cao đồng nghĩa với việc giá đến lúc dừng tăng hoặc giảm trước khi tăng trở lại. Giới đầu tư nhìn chung nhận định vàng sẽ duy trì quanh mức giá 3.000 USD/ounce hiện nay cho đến đầu tháng 4/2025. Về dài hạn, dự báo giá vàng sẽ còn lập nhiều kỷ lục cao hơn nữa vì vẫn còn đầy đủ các yếu tố thúc đẩy giá tăng, như địa chính trị, thuế quan, kinh tế chậm lại…

Diễn biến giá vàng trong 1 năm qua (USD/ounce).
3/ TÀI SẢN CỦA CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI TRƯỢT GIÁ
Những đợt bán tháo tài sản (cổ phiếu và nội tệ) ở Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và Colombia ngày gần đây có liên quan đến việc các nhà đầu tư lo ngại về các vấn đề âm ỉ đang gây khó khăn cho một số nền kinh tế đang phát triển, có nguy cơ ảnh hưởng đến tăng trưởng của những nền kinh tế này.

Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ biến động mạnh.
4/NHIỀU DỮ LIỆU KINH TẾ QUAN TRỌNG CỦA MỸ
Những nhà đầu tư có thái độ cảnh giác với những dấu hiệu tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại và bất ổn về thuế quan đang chờ đơi một loạt dữ liệu kinh tế Mỹ sắp công bố, bao gồm lạm phát – một ‘thước đo’ quan trọng về ‘sức khỏe’ của nền kinh tế.
Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ trong tháng 2/2025 sẽ được công bố vào ngày 28/3. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cuộc họp tuần qua đã nâng mức dự báo về chỉ số PCE cuối năm 2025 lên 2,7% (so với mức 2,5% dự báo trước đó), cao hơn so với mục tiêu 2%.
Trong cuộc họp, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phát tín hiệu rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ chờ đợi để biết rõ hơn về các chính sách lãi suất của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Các nhà đầu tư cũng chờ đợi dữ liệu về niềm tin và tâm lý người tiêu dùng Mỹ tháng 3/2025, sau khi dữ liệu doanh số bán lẻ của Mỹ tháng 2/05 cho thấy sự phục hồi nhẹ.