Hòa đàm Ukraine: Một cuộc mặc cả khác

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 18-4 đã nói "chúng ta phải chuyển qua chuyện khác" nếu như "không thể kết thúc cuộc chiến ở Ukraine". Lời đe dọa từ bỏ hòa đàm này có ý nghĩa như thế nào?

Ukraine - Ảnh 1.

Cảnh hoang tàn tại một tiệm bánh sau cuộc không kích của Nga vào Sumy (Ukraine) ngày 18-4 - Ảnh: REUTERS

Washington sẽ từ bỏ các nỗ lực kết thúc cuộc chiến nếu không thể làm trung gian cho "những tiến bộ thực chất" trong vài ngày tới, ngoại trưởng Mỹ nói khi rời hội nghị ở Paris về Ukraine, nơi ông đã gặp tổng thống chủ nhà Emmanuel Macron.

Nhóm "E3" đang ở quanh bàn và chúng tôi thực hiện điều này bằng tham vọng của châu Âu.

Một cố vấn cấp cao của Tổng thống Emmanuel Macron nói với báo giới hôm 17-4, sau cuộc hội đàm của các quan chức cấp cao đến từ Mỹ và ba quốc gia hàng đầu châu Âu (Pháp, Anh và Đức, European Big Three).

Từ bỏ hòa đàm?

Hiện chưa rõ tuyên bố của ông Rubio có nghĩa là Mỹ từ bỏ nỗ lực đạt được thỏa thuận ngừng bắn 30 ngày giữa Nga và Ukraine hay từ bỏ hoàn toàn những nỗ lực của Washington với cuộc chiến tại Ukraine.

Nhưng những nhận xét đó chắc chắn gây lo lắng ở Ukraine - vốn vẫn phải dựa chủ yếu vào hỗ trợ quân sự từ Mỹ, đồng thời được cho là chỉ dấu cho thấy chính quyền Trump đang muốn châu Âu gây sức ép lớn hơn để có thể mở ra cơ hội hòa đàm tốt hơn.

"Nếu vì lý do nào đó mà một trong hai bên khiến mọi chuyện quá khó khăn, chúng tôi sẽ nói quý vị là đồ ngốc, quý vị thật kinh khủng, vậy thì phải bỏ thôi - chính Tổng thống Trump nói về hòa đàm liên quan cuộc chiến tại Ukraine - Nhưng hy vọng chúng tôi sẽ không phải như vậy". Một lần nữa ông Trump lại cho thấy thủ thuật thương lượng quen thuộc của ông: buộc các đối tác/đối thủ phải nhượng bộ bằng cách đe dọa (điều mà ông chưa chắc đã làm sau đó).

Chưa thấy tiến triển tốt, Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực làm trung gian hòa bình Nga - Ukraine

Tất nhiên kịch bản này không hề chắc chắn, do sẽ là động thái "quay xe" hoàn toàn so với chính sách giảm bớt can thiệp ở nước ngoài mà nhiều người ủng hộ ông Trump muốn thấy, và cũng là động thái "quay xe" so với những gì diễn ra thời gian qua mà nhiều người đánh giá chính sách của ông Trump ngả nhiều về phía Nga.

Chính quyền Trump cũng có thể ấn định những lệnh trừng phạt mới cứng rắn hơn lên dầu mỏ và khí đốt của Nga, cũng như với các bên vẫn còn mua các mặt hàng này.

Vấn đề nằm ở chỗ hòa bình Ukraine chỉ là một trong nhiều vấn đề nghị trình lớn mà chính quyền Trump và Kremlin quan tâm là gầy dựng lại quan hệ Nga - Mỹ, bao gồm thỏa thuận năng lượng, hợp tác thám hiểm không gian, các hợp đồng khai khoáng cũng như quan hệ tay ba nhạy cảm với Trung Quốc, mà ông Trump không muốn làm tổn hại.

Hòa đàm Ukraine: một cuộc mặc cả khác - Ảnh 2.Hòa đàm Nga - Ukraine không tiến triển, Mỹ mất kiên nhẫn

Tiến trình đàm phán kết thúc chiến tranh tại Ukraine đối diện nguy cơ bị đảo lộn sau loạt diễn biến mới từ Washington, Kiev và cả châu Âu.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/hoa-dam-ukraine-mot-cuoc-mac-ca-khac-a232222.html