Tại kỳ họp thứ 9 này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Trong ảnh: một chung cư tích hợp nhà ở xã hội và thương mại tại quận 8, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.
Cụ thể,
Dữ liệu: THÀNH CHUNG - Trình bày: N.KH
Xem xét, quyết định sáp nhập từ 63 xuống 34 tỉnh thành
Cũng tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Nội dung này được đánh giá rất quan trọng, lịch sử khi dự kiến sẽ "vẽ lại bản đồ Việt Nam".
Theo nghị quyết 60 của Hội nghị Trung ương 11 đã thống nhất chủ trương sáp nhập từ 63 tỉnh, thành phố còn 34 tỉnh thành (gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương). Trong số này có 11 tỉnh thành giữ nguyên trạng, còn lại 54 tỉnh thành dự kiến sáp nhập, hợp nhất còn 23 tỉnh thành.
Bà Nguyễn Phương Thủy cho hay ngay sau khi Trung ương có nghị quyết 60 thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết 76 về sắp xếp đơn vị hành chính trong năm 2025. Tại nghị quyết này đã quy định cụ thể về nguyên tắc, yêu cầu, xây dựng đề án liên quan sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã. Chính phủ đã ban hành kế hoạch, hướng dẫn các địa phương thực hiện.
"Trong tháng 5 này, Chính phủ sẽ hoàn thiện các đề án gửi đến Quốc hội. Trước khi Quốc hội xem xét thì Ủy ban Pháp luật và Tư pháp sẽ tổ chức thẩm tra. Dự kiến, trong đợt 2 của kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận các đề án sáp nhập cấp tỉnh và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến đề án sáp nhập cấp xã.
Sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập tỉnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành các nghị quyết sắp xếp đơn vị cấp xã gắn với 34 tỉnh thành hình thành sau sắp xếp. Đây sẽ là cơ sở để các địa phương triển khai công tác hoàn thiện tổ chức bộ máy, tiến hành các công việc, ổn định, tổ chức đại hội Đảng các cấp", bà Thủy thông tin thêm.
Lấy ý kiến toàn dân về sửa Hiến pháp trong một tháng
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra - Ảnh: HỮU HẠNH
Bà Thủy thông tin sau khi Ủy ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 được thành lập sẽ nghiên cứu, xây dựng dự thảo nghị quyết. Dự thảo sẽ được công bố lấy ý kiến toàn dân.
Dự kiến từ ngày 6-5, tức sau khi Ủy ban được thành lập sẽ công bố dự thảo lấy ý kiến nhân dân và lấy ý kiến trong khoảng một tháng. Ủy ban sẽ tổng hợp tiếp thu ý kiến của nhân dân và đại biểu tại kỳ họp để báo cáo Quốc hội xem xét thông qua nghị quyết chậm nhất trước ngày 26-6, làm cơ sở pháp lý để Quốc hội xem xét thông qua các luật liên quan đến tổ chức bộ máy và chính quyền địa phương hai cấp.
Trong lần lấy ý kiến nhân dân lần này, Chính phủ đề xuất ngoài hình thức tổ chức lấy ý kiến truyền thống, có thể áp dụng hình thức tham gia ý kiến, lấy ý kiến thông qua app VNeID...
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/ky-hop-thu-9-cua-quoc-hoi-ve-lai-ban-do-dinh-hinh-tuong-lai-a235561.html