Sau ly hôn, người mẹ trẻ dắt con đi tiếp trên con đường dài… - Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH
Như Tuổi Trẻ Online thông tin, theo một báo cáo kết quả điều tra dân số của Tổng cục Thống kê được công bố gần đây cho thấy tại Việt Nam, tỉ trọng người góa và Tỉnh nào có số người ly hôn nhiều nhất Việt Nam?
Thứ nhất, khả năng nắm bắt thông tin thực chất của cộng đồng dân cư và các tổ chức đoàn thể là rất hạn chế.
Những người hàng xóm hay đại diện tổ chức đoàn thể thường chỉ có thể quan sát và đánh giá mối quan hệ của các cặp vợ chồng dựa trên những biểu hiện bên ngoài, mang tính hình thức.
Những mâu thuẫn trầm trọng trong quan điểm sống, trong cách ứng xử, hay những tổn thương tinh thần mà các đương sự phải chịu đựng thường rất khó để người ngoài có thể thấu hiểu và nắm bắt được.
Việc tòa án tìm đến những đối tượng này để xác minh mâu thuẫn thường không thu được kết quả.
Thứ hai, thông tin thu thập được thường mang tính chủ quan và thiếu độ tin cậy, kết quả xác minh thường không phản ánh đúng bản chất thực sự của mâu thuẫn.
Những người được tòa án hỏi ý kiến có thể đưa ra nhận xét dựa trên cảm tính cá nhân, mối quan hệ quen biết hoặc những thông tin truyền miệng không chính xác.
Thứ ba, tăng thêm thủ tục tố tụng không cần thiết, gây kéo dài thời gian giải quyết vụ án.
Việc tòa án phải thực hiện các thủ tục xác minh tại nơi cư trú, lấy ý kiến của nhiều người, lập biên bản xác minh... đòi hỏi thẩm phán và các cán bộ tòa án phải tốn nhiều thời gian và công sức, thậm chí có trường hợp còn phải ủy thác thu thập tài liệu, chứng cứ.
Điều này sẽ làm chậm trễ quá trình giải quyết ly hôn, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự, đặc biệt là bên có nguyện vọng ly hôn khẩn thiết.
Thứ tư, trong nhiều trường hợp, việc xác minh tại nơi cư trú trở nên bất khả thi.
Với sự gia tăng của tình trạng đi làm ăn xa, không cố định, các cặp vợ chồng có thể không còn sinh sống tại địa chỉ đăng ký thường trú.
Hơn nữa, đối với những người sống ở các khu đô thị lớn, sự gắn kết giữa những người hàng xóm thường không cao, việc thu thập thông tin càng trở nên khó khăn hơn.
Thứ năm, sự thay đổi trong quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.
Một điểm đáng chú ý là Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, đã có những điều chỉnh quan trọng về trách nhiệm thu thập tài liệu, chứng cứ trong các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, cũng như hành chính.
Cụ thể, điều 15 của luật này đã quy định rõ các bên đương sự có nghĩa vụ thu thập, cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho tòa án theo quy định của pháp luật.
Tòa án sẽ đóng vai trò hướng dẫn, yêu cầu và hỗ trợ trong một số trường hợp nhất định khi đương sự đã thực hiện các biện pháp cần thiết mà vẫn không thể tự mình thu thập được.
Quy định cho thấy sự chuyển hướng rõ rệt trong tư duy lập pháp, đề cao vai trò chủ động và quyền, nghĩa vụ của các đương sự trong việc chứng minh cho yêu cầu của mình, đồng thời tăng tính khách quan của tòa án trong việc thu thập chứng cứ.
Trong bối cảnh này, việc duy trì quy định về xác minh mâu thuẫn tại nơi cư trú, một biện pháp thu thập chứng cứ mà tòa án chủ động thực hiện, càng trở nên không còn phù hợp với tinh thần của pháp luật mới.
Tập trung vào những chứng cứ trực tiếp và khách quan hơn
Thay vì quá chú trọng vào việc xác minh mâu thuẫn tại nơi cư trú, tòa án nên tập trung vào việc thu thập và đánh giá các chứng cứ trực tiếp do chính các đương sự cung cấp.
Các chứng cứ này có thể bao gồm: lời khai của các đương sự; các tài liệu, chứng cứ về quá trình chung sống như giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con, sổ hộ khẩu; các chứng cứ về mâu thuẫn như tin nhắn điện thoại, email, nhật ký cá nhân, biên bản hòa giải tại cơ sở, đơn tố cáo về hành vi bạo lực gia đình, lời khai của người làm chứng...
Việc tập trung vào những chứng cứ trực tiếp và khách quan này sẽ giúp tòa án có cơ sở đánh giá toàn diện và nhận định chính xác hơn về tình trạng hôn nhân của các đương sự, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp với quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, việc tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác trong lĩnh vực giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình là rất cần thiết.
Xu hướng chung trên thế giới là ngày càng tôn trọng quyền riêng tư của cá nhân và gia đình, đồng thời hướng tới việc giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Việc duy trì một quy định mang tính hình thức và ít hiệu quả như xác minh mâu thuẫn tại nơi cư trú có thể không còn phù hợp với xu hướng này.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/kho-khan-giai-quyet-ly-hon-toa-an-phai-xac-minh-mau-thuan-vo-chong-tai-noi-cu-tru-a235859.html