Đại biểu tranh luận viện phí, học phí cũng phải 'cõng' thêm thuế thu nhập doanh nghiệp

Nhiều đại biểu kiến nghị với những trường học, bệnh viện cần tính toán loại bỏ khoản thu thuế thu nhập doanh nghiệp để không tạo thêm gánh nặng cho người học, người bệnh.

viện phí - Ảnh 1.

Đại biểu Hoàng Văn Cường - Ảnh: Quochoi.vn

Nhiều đại biểu đã nêu ý kiến như vậy và tranh luận trong phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sáng 12-5.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng các đơn vị y tế, giáo dục công lập, tự chủ hiện nay vẫn phải chịu Đại biểu tranh luận viện phí, học phí cũng phải 'cõng' thêm thuế thu nhập doanh nghiệp - Ảnh 2.Phó thủ tướng: Thuế thu nhập doanh nghiệp so với các nước Đông Nam Á vẫn ở mức thấpĐỌC NGAY

Chưa kể việc nộp thuế được tính trên doanh thu (2%), nên nếu thu thuế thì đương nhiên trong giá dịch vụ y tế, học phí và giáo dục phải tính thêm thuế. 

Điều này làm cho giá tăng và người bệnh, học sinh phải chi trả thêm. Trong bối cảnh ta đang có chủ trương miễn học phí và viện phí, việc thu thuế là không đồng bộ.

“Bản giải trình cho rằng đây là quy định từ luật cũ nên xin được giữ nguyên là không thuyết phục. Không thể nói quy định cũ trước đây là thế thì nay thực hiện tiếp. 

Việc sửa luật là do phát sinh bất hợp lý và thực tế việc thu này là không hợp lý thì nên cần điều chỉnh. Vì vậy, các hoạt động của đơn vị y tế, giáo dục công lập cần đưa vào đối tượng không chịu thuế, trừ các đơn vị liên doanh liên kết” - ông Cường nói.

Tranh luận, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Nguyễn Vân Chi cho biết theo cơ chế hiện hành, đơn vị sự nghiệp công lập chỉ nộp thuế với khoản kinh doanh thêm, như liên doanh, liên kết bên ngoài với mức thu 2%, còn không hề thu thuế với khoản như viện phí, học phí của các cơ sở bệnh viện, trường học công lập đang tự chủ.

Nêu lại ý kiến, đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết trong luật quy định là các đơn vị như trường học, bệnh viện sử dụng ngân sách là không thu thuế, nhưng đơn vị tự chủ, không dùng ngân sách lại thành đối tượng chịu thuế. 

Vì thế các trường tự chủ đều bị thu học phí, bệnh viện tự chủ đều bị thu 100% thuế, nên đại biểu đề nghị cần sửa lại quy định cho phù hợp thực tiễn. 

Cứ có chữ "dịch vụ" là bị tính thuế

Cùng đó, giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định) chỉ ra rằng dù luật quy định như vậy nhưng thực tế cơ quan thuế địa phương đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 2% trên số thu hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh của cơ sở y tế (gồm cả khoản thu từ bảo hiểm y tế). 

"Như đại biểu giải thích rằng hiện chỉ đánh thuế các dịch vụ theo yêu cầu, liên doanh liên kết... trong hoạt động khám chữa bệnh. Song cơ quan thuế căn cứ vào chữ 'dịch vụ' nên cứ cái gì có chữ này sẽ chịu thuế, nên đại đa số các nguồn thu của các bệnh viện công tự chủ đều bị đánh thuế" - đại biểu cho hay.

Trên cơ sở đó, ông Hiếu đề nghị bổ sung quy định các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa tính đủ các chi phí hình thành giá. 

Đồng thời bổ sung thêm quy định là khoản thu nhập nhận được từ tài trợ, viện trợ, nếu sử dụng đúng mục đích không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. 

Ngoài việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, đại biểu Hiếu cho hay hiện các cơ sở y tế còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, chăm sóc cho người bệnh. 

Tuy nhiên, luật thuế hiện nay chỉ ưu đãi cho dịch vụ khám chữa bệnh mà chưa quy định rõ ràng các dịch vụ hỗ trợ, nên việc bổ sung thêm đối tượng này nhằm đảm bảo công bằng trong chính sách thuế. 

Giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết hiện nhiều đơn vị sự nghiệp công lập, cung cấp dịch vụ dùng ngân sách hoặc một phần ngân sách. Do vậy, nếu các đơn vị sự nghiệp công lập (như y tế, đào tạo...) tự quyết giá dịch vụ theo thị trường thì khoản thu nhập này phải tính thuế là hợp lý.

Tuy nhiên, với đơn vị sự nghiệp công dùng kinh phí Nhà nước, giá dịch vụ cung ứng chưa tính đủ chi phí thì ngân sách hỗ tợ một phần trong cơ cấu giá. Các hoạt động này, ông Thắng đánh giá không phải hoạt động tạo ra lợi nhuận, nên có thể được hưởng ưu đãi, miễn thuế.

Do đó, tại dự thảo luật cơ quan soạn thảo quy định miễn thuế với đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ công cơ bản thiết yếu, dịch vụ công Nhà nước phải hỗ trợ để đảm bảo kinh phí hoạt động hoặc dịch vụ công tại địa bàn khó khăn. Đơn vị sự nghiệp công lập được giảm một nửa (50%) thuế thu nhập cá nhân nếu cung ứng dịch vụ tại địa bàn kinh tế xã hội khó khăn.

Đại biểu tranh luận viện phí, học phí cũng phải 'cõng' thêm thuế thu nhập doanh nghiệp - Ảnh 3.Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiến tới miễn viện phí toàn dân vào 2030 - 2035

Tổng Bí thư Tô Lâm giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu xây dựng đề án với lộ trình từng bước giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030 - 2035.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/dai-bieu-tranh-luan-vien-phi-hoc-phi-cung-phai-cong-them-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-a237312.html