Tin vui: Trước ngày 1/7, một đối tượng nghỉ hưu trước tuổi có thể được nhận trợ cấp lên tới 60 tháng lương

Trước 1/7/2025 cán bộ, công chức có 20 năm công tác, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nghỉ hưu trước tuổi sẽ được hưởng hàng loạt chế độ ưu đãi.

Nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178: Trường hợp nào được hưởng thêm trợ cấp?

Theo Điều 4 Thông tư 1/2025/TT-BNV (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 002/2025/TT-BNV) thì nhóm đối tượng được nghỉ hưu sớm gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý có nguyện vọng nghỉ để tạo điều kiện cơ cấu lại tổ chức;

- Cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang còn dưới 5 năm đến tuổi nghỉ hưu, không chịu tác động trực tiếp của sắp xếp bộ máy nhưng cần tinh giản để nâng cao chất lượng đội ngũ;

- Người làm việc theo chỉ tiêu biên chế tại các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ bị ảnh hưởng bởi việc sáp nhập tổ chức;

- Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có nguyện vọng nghỉ trước tuổi từ 30 tháng đến dưới 5 năm so với tuổi nghỉ hưu.

Tin vui: Trước ngày 1/7, một đối tượng nghỉ hưu trước tuổi có thể được nhận trợ cấp lên tới 60 tháng lương- Ảnh 1.

Theo đó, cũng giống những người nghỉ hưu theo chế độ thông thường, người lao động nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP) sẽ được hưởng trợ cấp một lần nếu có thời gian đóng BHXH vượt mức quy định để được hưởng lương hưu tối đa 75% mức bình quân tiền lương.

Cụ thể, để được hưởng mức lương hưu tối đa, lao động nữ phải có thời gian đóng BHXH bắt buộc là 30 năm, lao động nam có thời gian đóng BHXH bắt buộc là 35 năm.

Theo đó, mức trợ cấp tương ứng là 0,5 tháng lương bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm vượt.

 Trước 1/7/2025 cán bộ công chức có 20 năm công tác đóng bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp thế nào?

Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP) quy định cán bộ công chức viên chức được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm như sau:

- Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:

+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

+ Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

- Trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:

+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

+ Được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

+ Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

- Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì còn được hưởng các chế độ sau:

+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

+ Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

+Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi thì được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

- Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

- Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Theo đó trước 01/7/2025 cán bộ công chức nghỉ hưu trước tuổi được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Cách tính trợ cấp khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178

Theo Điều 4 Thông tư 1/2025/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV quy định, trong thời gian thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy chính trị, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ hưu trước tuổi nếu đáp ứng đủ điều kiện thì được hưởng đồng thời 04 khoản tiền sau:

- Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm

- Trợ cấp cho số năm nghỉ hưu sớm

- Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc

- Tiền lương hưu

Theo đó, 03 khoản trợ cấp khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, sẽ được tính như sau:

Thứ nhất: Trường hợp tuổi đời còn từ đủ 2 năm - 5 năm cho đến tuổi nghỉ hưu

Theo quy định điểm a, điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP, cán bộ, công chức và người lao động được hưởng 3 khoản trợ cấp sau:

1. Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm

Trường hợp nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên: Mức trợ cấp = Lương tháng hiện hưởng x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm.

Trường hợp nghỉ hưu từ tháng thứ 13 trở đi: Mức trợ cấp = Lương tháng hiện hưởng x 0,5 x Số tháng nghỉ sớm

2.Trợ cấp cho số năm nghỉ hưu sớm: Mức trợ cấp = Lương tháng hiện hưởng x 5 x Số tháng nghỉ sớm.

3. Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc

Trường hợp 20 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng. Với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Công thức cụ thể:

Mức trợ cấp = Lương tháng hiện hưởng x 5 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc) + 0,5 x Số năm công tác có đóng BHXH bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi

Thứ hai: Trường hợp có tuổi đời còn trên 5 năm - đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu

Theo quy định điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP, cán bộ, công chức và người lao động được hưởng 3 khoản trợ cấp sau:

1. Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm. Trong đó:

Trường hợp nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên: Mức trợ cấp = Lương tháng hiện hưởng x 0,9 x 60 tháng.

Trường hợp nghỉ hưu từ tháng thứ 13 trở đi:Mức trợ cấp = Lương tháng hiện hưởng x 0,45 x 60 tháng.

2. Trợ cấp cho số năm nghỉ hưu sớm:

Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) thì được hưởng 4 tháng tiền lương hiện hưởng.

Mức trợ cấp = Lương tháng hiện hưởng x 4 x Số năm nghỉ sớm

3. Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc:

Trường hợp 20 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc thì được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng; với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Mức trợ cấp = Lương tháng hiện hưởng x 5 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc) + 0,5 x Số năm công tác có đóng BHXH bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi.

Thứ ba: Trường hợp có tuổi đời còn dưới 2 năm đến tuổi nghỉ hưu

Căn cứ Điểm d, Điểm đ Khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024 quy định, trường hợp có tuổi đời còn ít hơn 2 năm mới đến tuổi nghỉ hưu - được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm như cách tính cho người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư 1/2025 của Bộ Nội vụ.

Mức trợ cấp = Lương tháng hiện hưởng x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm. 


Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/tin-vui-truoc-ngay-17-mot-doi-tuong-nghi-huu-truoc-tuoi-co-the-duoc-nhan-tro-cap-len-toi-60-thang-luong-a237548.html