Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

vắc-xin COVID-19 mRNA - Ảnh 1.

Thông tin sai lệch về kết quả nghiên cứu đã khiến nhiều người dùng trên mạng xã hội hoang mang - Ảnh: AAP

Gần đây, mạng xã hội xôn xao trước thông tin cho rằng một nghiên cứu tại Đức phát hiện vắc xin COVID-19 dạng mRNA gây ra thay đổi di truyền nghiêm trọng, dẫn đến ung thư và hội chứng gọi là "VAIDS".

Theo các bài đăng trên Facebook và mạng xã hội X, một bài viết từ trang The People's Voice đã trích dẫn nghiên cứu và đưa ra tuyên bố rằng vắc xin mRNA có thể "tái lập trình DNA con người", gây "các phản ứng viêm nguy hiểm" và dẫn tới ung thư cũng như VAIDS.

Tuy nhiên, đây hoàn toàn là sự xuyên tạc nội dung nghiên cứu. Các chuyên gia và chính tác giả của nghiên cứu đã lên tiếng bác bỏ thông tin sai sự thật này, theo thông tin kiểm chứng của Hãng tin Úc AAP.

Nghiên cứu thực tế được công bố vào tháng 3-2025 bởi các nhà khoa học từ Đại học Cologne và Bệnh viện Đại học Cologne (Đức). Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu xem vắc xin mRNA phòng COVID-19 có tạo ra tác động lâu dài đến "trí nhớ miễn dịch" hay không - tức khả năng của hệ miễn dịch nhận diện và phản ứng với vi rút về sau.

Hai nhà khoa học nghiên cứu vắc xin mRNA chống lại COVID-19 giành Nobel Y sinh 2023ĐỌC NGAY

Kết quả nghiên cứu cho thấy các tế bào miễn dịch, đặc biệt là đại thực bào (macrophages), phản ứng mạnh hơn sau khi tiêm vắc xin.

Phản ứng này được cho là do các biến đổi biểu sinh (epigenetic changes) - tức thay đổi trong cách gene được biểu hiện mà không làm thay đổi trình tự DNA.

Hai tác giả chính của nghiên cứu - tiến sĩ Alexander Simonis và giáo sư Jan Rybniker - khẳng định những thay đổi quan sát được là phản ứng miễn dịch hoàn toàn bình thường, có thể mờ dần theo thời gian và không liên quan đến ung thư hay bất kỳ hội chứng suy giảm miễn dịch nào.

"Những gợi ý rằng nghiên cứu cho thấy sự ức chế miễn dịch hay mối liên hệ với ung thư là hoàn toàn vô căn cứ và trái ngược với kết luận của chúng tôi", tiến sĩ Simonis nhấn mạnh.

Ông cũng nói thêm rằng biểu sinh là một phần thiết yếu và bình thường trong hoạt động gene, không phải là điều gì nguy hiểm hay là bệnh lý. Dù thực chất nó có liên quan đến một số bệnh, nhưng biểu sinh là cơ chế sinh học tự nhiên của cơ thể.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng lưu ý rằng cụm từ "VAIDS", viết tắt cho "Vaccine-Acquired Immunodeficiency Syndrome", tạm dịch là "Hội chứng suy giảm miễn dịch do vắc xin gây ra", là thuật ngữ không có cơ sở khoa học.

Từ năm 2022, Hãng tin Reuters đã khẳng định đây chỉ là một thuật ngữ giả, được lan truyền sai lệch để tạo sự hoang mang bởi một số nhóm phản đối tiêm vắc xin trên mạng xã hội. Thuật ngữ này không xuất hiện trong bất kỳ tài liệu y khoa nào, và không được các tổ chức y tế công nhận.

Giới khoa học lên tiếng bác bỏ tin đồ vắc-xin COVID-19 mRNA gây ung thư - Ảnh 3.Công nghệ mRNA là tương lai của vắc xin ung thư?

Việc phát triển thành công các loại vắc xin phòng và điều trị ung thư từ lâu đã được xem là "thành tựu đáng mơ ước" trong ngành ung thư học.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/gioi-khoa-hoc-bac-bo-tin-don-vac-xin-covid-19-mrna-gay-ung-thu-a238463.html