Chương trình giáo dục K-12 tại Philippines vẫn được giữ nguyên, bất chấp nhiều ý kiến tranh luận trong xã hội - Ảnh: PHILIPPINE NEWS
Thời gian gần đây, trên các nền tảng truyền thông xã hội Hàn Quốc tiếp tục khủng hoảng giáo dục y khoa, nguy cơ 'mất' 8.300 sinh viênĐỌC NGAY
Chương trình K-12 được áp dụng tại Philippines từ năm 2013, là một cải cách lớn trong hệ thống giáo dục của Philippines.
Chương trình này nâng thời gian học bắt buộc từ 10 lên 12 năm, bao gồm cả mẫu giáo và hai năm trung học phổ thông nâng cao, với mục tiêu là nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo sự hội nhập của Philippines với hệ thống giáo dục toàn cầu.
Theo AFP, thông tin sai lệch này bắt nguồn từ một trang Facebook mạo danh Bộ Lao động và Việc làm (DOLE) Philippines, và nhanh chóng thu hút hơn 5.300 lượt chia sẻ, gây hoang mang cho phụ huynh và học sinh địa phương.
AFP cho biết dù hệ thống K-12 đã triển khai hơn một thập kỷ tại Philippines, chương trình này vẫn gặp phải tranh cãi khi nhiều phụ huynh và học sinh cho rằng chi phí học tập cao và thời gian học kéo dài đã tạo ra gánh nặng tài chính.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos từng cho biết ông đang cân nhắc thực hiện một số cải cách nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình giáo dục K-12.
Tuy nhiên cho đến nay hệ thống này vẫn được giữ nguyên, bất chấp nhiều ý kiến tranh luận trong xã hội về tính hiệu quả và sự phù hợp của nó.
Theo quy định hiện hành, trẻ em 5 tuổi tại Philippines bắt buộc phải hoàn thành chương trình mẫu giáo trước khi vào lớp 1. Tương tự, các em học sinh hoàn tất lớp 10 sẽ không được miễn hai năm học trung học phổ thông.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/philippines-bac-bo-tin-don-se-ngung-he-thong-giao-duc-pho-thong-12-nam-tu-thang-6-a238958.html