Ông Bùi Hải Nam nhận định trạm sạc đang là “mảnh đất vàng” để kinh doanh, trong khi V-Green là đối tác có năng lực đáng nể xét về mọi mặt.
Đầu tư 100 tỷ đồng để đón đầu làn sóng xe điện
- CTCT Giải pháp sạc DIMEC đang đầu tư mạnh vào hệ thống trạm sạc điện công suất cao của V-Green. Ông có thể chia sẻ cụ thể về quy mô và chiến lược hiện nay?
- Chúng tôi đã và đang triển khai nhiều trạm sạc công suất cao tại Hà Nội. Nổi bật có trạm tại ngõ 464 Âu Cơ với 30 trụ, là một trong những trạm sạc công suất lớn quy mô nhất của V-Green tại Hà Nội.
Trong tháng 7, chúng tôi dự kiến hoàn thiện nốt trạm tại trung tâm đăng kiểm Trần Vĩ với tổng cộng 35 trụ và trạm sạc tại khu vực Đền Lừ với 22 trụ. Tổng mức đầu tư cho các dự án đã và đang triển khai là khoảng 50 tỷ đồng. Trong nửa cuối năm, chúng tôi dự kiến rót tiếp 50 tỷ đồng để mở thêm nhiều trạm sạc công suất cao của V-Green nữa. Mục tiêu là đầu tư khoảng 100 tỷ đồng trong năm nay để nhanh chóng mở rộng hệ thống.
![]() |
Trạm sạc tại ngõ 464 Âu Cơ (Hà Nội) của DIMEC gồm 30 trụ sạc công suất lớn. |
- Không phải ai cũng dám đầu tư 100 tỷ đồng vào hạ tầng sạc điện. Điều gì khiến ông tin đây là thời điểm xuống tiền đúng đắn cho lĩnh vực còn khá mới mẻ này tại Việt Nam?
- Việc đầu tư này không đơn thuần chỉ là kinh doanh, mà còn như một bước đi chiến lược trong xu thế chuyển đổi năng lượng. Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình xanh hóa, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Xe điện hứa hẹn trở thành phương tiện phổ biến trong tương lai gần và hạ tầng sạc chính là huyết mạch cho hệ sinh thái này. Là một công dân Việt Nam yêu môi trường xanh và cũng là người làm kinh doanh, tôi xác định đây như một cơ hội vừa làm việc có ý nghĩa cho xã hội, vừa có tiềm năng sinh lời bền vững.
- Vậy đâu là lý do khiến ông lựa chọn hợp tác V-Green mà không phải đối tác khác?
- Thứ nhất, V-Green là đơn vị duy nhất hiện nay có quy mô hạ tầng trạm sạc phủ toàn quốc - điều không nhiều doanh nghiệp làm được. Thứ 2 là mô hình nhượng quyền của họ rất rõ ràng, minh bạch và cam kết cao về chia sẻ doanh thu. V-Green cũng là một phần trong hệ sinh thái Vingroup - tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam. Thứ 3 là năng lực triển khai thực tế của V-Green rất đáng nể. Họ đàm phán mặt bằng cực nhanh, phối hợp đồng bộ từ đấu nối điện, cung cấp thiết bị đạt chuẩn quốc tế, hỗ trợ kỹ thuật đến lắp đặt, kiểm định và vận hành. Tổng hòa 3 yếu tố cốt lõi này khiến tôi có sự tin tưởng tuyệt đối.
Điểm đặc biệt mà tôi đánh giá rất cao là V-Green chủ động xử lý mặt bằng - một trong những rào cản lớn nhất trong đầu tư hạ tầng. Họ tìm kiếm và đàm phán với chủ mặt bằng, sau đó bàn giao lại cho các nhà đầu tư như chúng tôi theo cơ chế hợp tác linh hoạt. Việc này giúp rút ngắn đáng kể thời gian triển khai, giảm áp lực cho các chủ đầu tư.
Doanh thu 300 triệu đồng/tháng, yên tâm hợp tác V-Green
- Những con số thực tế từ các trạm sạc đang vận hành cho thấy bài toán tài chính khả thi tới đâu, thưa ông?
- Chúng tôi đang vận hành các trạm lớn từ 15 trụ trở lên. Chúng tôi ghi nhận một ngày có khoảng 150-200 xe đến sạc, sản lượng điện đạt trung bình hơn 10.000 kWh/ngày và khoảng 400.000 kWh/tháng. Với mức chia sẻ doanh thu hiện tại từ V-Green là 750 đồng/kWh, thì doanh thu có thể lên 300 triệu đồng/tháng mỗi trạm. Đó là con số rất khả quan.
![]() |
Với lượng xe sạc mỗi ngày lớn cùng mức chia sẻ doanh thu tốt từ V-Green, doanh thu mỗi trạm sạc có thể lên 300 triệu đồng/tháng. |
Chúng tôi đã xây dựng mô hình tài chính chi tiết, với giả định thận trọng gồm lãi vay ngân hàng, chi phí vận hành, khấu hao thiết bị… Tất cả đều cho thấy khả năng hoàn vốn rõ ràng. Trung bình suất đầu tư hiện tại đang ở mức 700-750 triệu đồng/trụ. Với hiệu suất khai thác tốt, thời gian hoàn vốn có thể rơi vào khoảng vài năm thôi.
- V-Green hỗ trợ nhà đầu tư như thế nào trong quá trình triển khai?
- Ngoài việc bàn giao mặt bằng, V-Green còn đứng ra xử lý toàn bộ thủ tục liên quan đấu nối điện với ngành điện lực, hỗ trợ chọn thiết bị đạt chuẩn, triển khai đồng bộ lắp đặt, thử nghiệm, kiểm định và vận hành.
Không chỉ vậy, V-Green còn có đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ sát sao trong suốt quá trình vận hành. Đây là điểm rất quan trọng để đảm bảo tính liên tục, không gián đoạn khi đi vào hoạt động. Ngoài ra, họ còn hỗ trợ truyền thông cho các điểm trạm, giúp gia tăng lưu lượng khách sử dụng và nâng hiệu quả đầu tư. Chúng tôi cảm thấy rất yên tâm khi hợp tác một hệ sinh thái như vậy, nơi mọi khâu được chuyên nghiệp hóa.
![]() |
Sự hỗ trợ về mọi mặt của V-Green giúp các đối tác yên tâm đầu tư, kinh doanh. |
- Vậy lời khuyên của ông dành cho những nhà đầu tư mới đang cân nhắc mô hình trạm sạc nhượng quyền của V-Green là gì?
- Đầu tiên, hãy lựa chọn vị trí mặt bằng ở các trục đường lớn, dễ tiếp cận, có khả năng đón lượng xe cao. Chủ đầu tư cũng cần đảm bảo thời hạn thuê mặt bằng, tối ưu chi phí đầu tư, bởi đây là mô hình kinh doanh dịch vụ lâu dài.
Về quy mô, chủ đầu tư nên hướng đến mô hình trạm từ 10 trụ trở lên. Như vậy sẽ tận dụng tốt chi phí cố định, nhất là khi cần hạ trạm biến áp riêng. Nhà đầu tư nên tính toán để “suất đầu tư” trên mỗi trụ sạc không vượt quá 750 triệu đồng, nhằm đảm bảo hiệu quả tài chính. Chi phí cho mỗi vị trí sạc xe nên dưới 3 triệu đồng tại thành phố lớn và dưới 2 triệu đồng ở đô thị cấp II.
Cuối cùng, các chủ đầu tư nên cân nhắc tích hợp dịch vụ tiện ích như phòng chờ, nước uống, đồ ăn nhanh… Đây vừa là nguồn doanh thu bổ sung, vừa giúp giữ chân khách hàng, tăng tần suất sử dụng trạm. Quan trọng hơn, đây là cuộc chơi dài hạn. Khi xe điện bùng nổ, không chỉ của VinFast mà cả các hãng khác, trạm sạc sẽ là “mảnh đất vàng”. Đầu tư sớm sẽ nắm lợi thế, hưởng trọn sóng đầu tiên.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/nha-dau-tu-tiet-lo-ly-do-chon-v-green-chi-100-ty-dong-lam-tram-sac-a249779.html