Tổng thống Macron đứng cạnh Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp Thierry Burkhard trên xe chỉ huy trong lễ duyệt binh thường niên tại Đại lộ Champs-Elysees ở thủ đô Paris nhân ngày Quốc Khánh Pháp 14-7 - Ảnh: REUTERS
Ngân sách này gấp đôi con số 37,64 tỉ USD vào thời điểm ông Macron nhậm chức năm 2017. Tuyên bố của nhà lãnh đạo Pháp đưa nước hình lục lăng đứng trước cơ hội đạt được một bước ngoặt về quốc phòng.
Tuy nhiên, liệu Paris có vượt qua những thách thức hiện tại để đạt được tham vọng mới hay không vẫn còn là một ẩn số.
Thời điểm không thuận lợi
"Nỗ lực chi tiêu lịch sử mới là phù hợp, đáng tin cậy và không thể thiếu. Đây chính xác là điều cần thiết… Kể từ năm 1945, tự do chưa bao giờ bị đe dọa nghiêm trọng như vậy.
Chưa bao giờ hòa bình trên lục địa của chúng ta lại phụ thuộc nhiều vào những quyết định mà chúng ta đưa ra ngày hôm nay đến vậy.
Pháp là quốc gia duy nhất trong EU có vũ khí hạt nhân, đồng thời sở hữu lực lượng vũ trang mạnh nhất trong số 27 thành viên của liên minh này.
Tại Tây Âu, chỉ có Anh là cường quốc hạt nhân với quân đội có sức mạnh tương đương Pháp, tuy nhiên xứ sở sương mù đã rời EU.
Do đó, nếu vượt qua được những thách thức về ngân sách, Pháp có khả năng trở thành một trong những trụ cột quan trọng đảm bảo an ninh châu Âu thay cho Mỹ, đặc biệt vào thời điểm có yếu tố "thiên thời" khi chính sách đối ngoại của Washington thay đổi buộc châu Âu phải "tự lực cánh sinh" hơn về quốc phòng.
Trên thực tế, việc đạt được thế tự chủ chiến lược về quốc phòng cũng là mục tiêu của Tổng thống Macron và giới chức nước này.
Trong một cuộc phỏng với tờ La Tribune Dimanche (Pháp) đăng ngày 13-7, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu khẳng định: "Không ai ở Pháp muốn đất nước chúng ta phải phụ thuộc vào người khác về mặt quân sự".
Tuy nhiên tham vọng này không phải là "miếng bánh dễ ăn" với người Pháp. Việc tăng chi tiêu quốc phòng nhưng thiếu chiến lược và sự phối hợp với EU sẽ khiến nguồn lực bị lãng phí và trầm trọng thêm khủng hoảng ngân sách.
Không chỉ vậy, đầu tư vào quốc phòng còn gia tăng nguy cơ kéo đất nước hình lục lăng vào một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Song song đó, Pháp phải giải quyết được bài toán cân bằng giữa chi tiêu quốc phòng và phúc lợi xã hội (Guns and Butter).
Ông Macron cho biết khoản chi tiêu quốc phòng mới sẽ không phải vay nợ để trả. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Pháp kêu gọi cải cách kinh tế để thúc đẩy năng suất và sự đóng góp từ mọi người. Do đó, vẫn chưa rõ liệu Paris sẽ dùng cách gì để đạt được mục tiêu quốc phòng để không cần cắt giảm phúc lợi.
Thách thức chiến lược
Trước tuyên bố tăng chi tiêu quốc phòng của ông Macron, một số chuyên gia quân sự cảnh báo việc tăng ngân sách quốc phòng nghe thì hoành tráng nhưng không đồng nghĩa rằng năng lực chiến đấu sẽ nhảy vọt tương ứng, đặc biệt khi vũ khí hiện đại ngày càng đắt đỏ. Pháp phải bỏ ra nhiều hơn nhưng lại sở hữu ít hơn.
Ngoài ra, chuyên gia phân tích quốc phòng Élie Tenenbaum tại Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế (IFRI) cho biết có một số lo ngại rằng lực lượng Pháp không đủ lực để tham chiến lâu dài, dù đã cố gắng duy trì mọi năng lực quân sự theo mô hình của siêu cường Mỹ.
Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/tham-vong-quoc-phong-cua-ong-macron-a252442.html