Sân bay, metro, cao tốc... tăng tốc về đích, sức cầu bất động sản gọi tên khu vực này

6 tháng cuối năm, thị trường bất động sản khu Đông TP.HCM dự báo tiếp tục tăng nhịp nhờ vào các động lực từ hạ tầng giao thông, nguồn vốn giá rẻ, nguồn cung dồi dào và chính sách kích cầu từ phía chủ đầu tư.

Loạt hạ tầng trọng điểm “gọi tên” khu Đông

Suốt nhiều năm qua, khu vực phía Đông TP.HCM (Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu) liên tục giữ vững “phong độ” về phát triển hạ tầng giao thông. Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm từ đường bộ, đường sắt, đường thủy đến hàng không đều tập trung tại khu vực này. Đến nay, loạt tuyến giao thông huyết mạch như sân bay Long Thành, Vành đai 2, Vành đai 3, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu... đang đẩy nhanh tiến độ để về đích càng tạo giá trị cho khu vực.

Đầu tiên phải kể đến sân bay Long Thành - công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Việt Nam đang tiến đến chặng đua “nước rút”, có thể đón chuyến bay thương mại đầu tiên vào giữa năm 2026. Dự án đang trở thành tâm điểm của thị trường phía Đông TP.HCM ở giai đoạn này.

Trong tương lai, sân bay Long Thành thu hút 200.000–500.000 việc làm, với thu nhập bình quân đạt ít nhất 15.000 USD/năm. Giữa năm 2026, khi đưa vào vận hành, sân bay sẽ cần đến gần 14.000 lao động từ phổ thông đến đại học, trên đại học. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu đô thị hóa gắn với phát triển nhà ở phục vụ đội ngũ cán bộ, chuyên gia, người lao động làm việc tại sân bay, cùng các dịch vụ khách sạn, lưu trú phát triển ăn theo.

Mô hình “đô thị sân bay” đóng vai trò quan trọng để giải bài toán phát triển vùng bền vững, giảm áp lực cho TP.HCM, đồng thời tạo điều kiện để các khu vực Long Thành, Nhơn Trạch, Biên Hoà (Đồng Nai) vươn lên thành cực tăng trưởng mới, thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sân bay, metro, cao tốc... tăng tốc về đích, sức cầu bất động sản gọi tên khu vực này- Ảnh 1.

Suốt nhiều năm qua, các công trình hạ tầng giao thông huyết mạch phần lớn tập trung tại khu vực phía Đông TP.HCM.

Cùng với đó, loạt tuyến hạ tầng quy mô tại khu Đông cùng lúc tăng tốc để về đích đang thay đổi diện mạo bức tranh kinh tế - xã hội và thị trường bất động sản khu vực. 3 tuyến cao tốc trọng điểm là cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và cao tốc Bến Lức – Long Thành sẵn sàng thông xe dịp 30/04/2025. Cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu giây đang được triển khai mở rộng lên 8 làn xe và sẽ hoàn thành vào năm 2026.

Vào đầu tháng 4/2025, Hội đồng Thẩm định chủ trương đầu tư tỉnh Đồng Nai đã thông qua chủ trương đầu tư đối với dự án Hương lộ 2 nối dài (đoạn 2, từ cầu Vàm Cái Sứt đến nút giao với đường cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây). Dự án dự kiến sẽ khởi công vào tháng 10/2026 với vốn đầu tư 2.600 tỉ đồng. Cùng với Vành đai 3 đoạn qua Đồng Nai đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành vào năm 2026, hai tuyến đường này sẽ rút ngắn thời gian kết nối từ Đồng Nai đến TP.HCM và toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sân bay, metro, cao tốc... tăng tốc về đích, sức cầu bất động sản gọi tên khu vực này- Ảnh 2.

Một số dự án hạ tầng trọng điểm đẩy nhanh tiến độ về đích tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội và thị trường bất động sản khu Đông TP.HCM.

Một dự án hạ tầng khác là tuyến đường sắt 3,5 tỉ USD nối TP.HCM với sân bay Long Thành liên tục thúc tiến độ đầu tư đang trở thành động lực kinh tế cho toàn khu vực. Tuyến đường dài khoảng 42km, dự kiến trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 10/2025. Trong bối cảnh sân bay Long Thành sắp vận hành, tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành giữ vai trò then chốt trong bài toán hạ tầng kết nối khu vực.

Không chỉ tạo ra một hành lang giao thông hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến sân bay quốc tế Long Thành xuống chỉ còn khoảng 20 phút mà dự án còn giảm tải giao thông đáng kể cho các tuyến đường bộ hiện hữu, đặc biệt là cao tốc Long Thành – Dầu Giây vốn đang trong tình trạng quá tải.

Đặc biệt, tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành sẽ là đòn bẩy quan trọng để thu hút đầu tư khi dự án không chỉ thúc đẩy hoạt động thương mại, du lịch mà còn tạo điều kiện cho việc hình thành các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp mới dọc hành lang tuyến đường.

Ngoài ra, nhiệm vụ trọng tâm của Đồng Nai sau sáp nhập là tập trung triển khai loạt dự án giao thông nội tỉnh, kết nối vùng, điều này sẽ tạo sức bật phát triển kinh tế-xã hội cũng như thị trường bất động sản trong tương lai.

Thị trường bất động sản “vào mùa”

Nhờ động lực từ hạ tầng, xu hướng giãn dân và mở rộng không gian phát triển đô thị, thị trường bất động sản phía Đông TP.HCM đang có những dấu hiệu tích cực về nguồn cung lẫn sức cầu đầu năm 2025 đến nay.

Một số dự án nhà phố - biệt thự, đã chọn thời điểm này để trở lại đường đua nhằm tận dụng sức nóng từ hạ tầng khu vực. Phải kể đến, khu đô thị tích hợp Izumi City quy mô 170-ha do Nam Long và Hankyu Hanshin Properties (Nhật Bản) phát triển, hiện đang rục rịch giới thiệu phân khu mới mang tên Izumi Canaria – phân khu đầu tiên liền kề mặt nước được đưa ra thị trường. Trong đợt này, khách mua chỉ cần thanh toán từ 1,39 tỉ đồng là sở hữu nhà phố vườn tại KĐT, giãn thanh toán nhẹ nhàng trong vòng 24 tháng, được ưu đãi lãi suất vay cố định trong vòng 5 năm, hỗ trợ lãi suất và ân hạn gốc lên đến 30 tháng.

Ngoài chính sách tốt, dự án còn gây chú ý khi tọa lạc ngay cửa ngõ phía Đông TP.HCM, nằm mặt tiền Hương Lộ 2 – Nam cao (Biên Hoà, Đồng Nai), kết nối trực tiếp với hệ thống hạ tầng trọng điểm tại khu vực như các tuyến cao tốc, vành đai, sân bay Long Thành. Khi hạ tầng đi vào hoàn thiện, cư dân chỉ mất khoảng 15- 20 phút di chuyển về đến TP.HCM hay sân bay Long Thành.

Hay, tại khu vực Nhơn Trạch (Đồng Nai), dự án căn hộ FIATO Airport City của Thang Long Real Group, có vị trí gần sân bay Long Thành cũng đang rục rịch ra thị trường. Tận dụng sức nóng từ hạ tầng khu vực, dự án này liên tục đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh nhằm “đón đầu” sức cầu đang khá tích cực trên thị trường.

Sân bay, metro, cao tốc... tăng tốc về đích, sức cầu bất động sản gọi tên khu vực này- Ảnh 3.

Tận dụng thời điểm tốt, doanh nghiệp bất động sản trở lại đường đua bung hàng.

Có thể thấy, từ quý 2/2025 đến nay, không riêng gì khu Đông TP.HCM, cả thị trường bất động sản phía Nam đang bước vào nhịp “vào mùa”, bao gồm chủ đầu tư, môi giới và khách hàng.

Trong đó, các chủ đầu tư tích cực triển khai dự án, chủ động bắt nhịp thị trường và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cũng như M&A quỹ đất. Đa số các chủ đầu tư đã vượt qua giai đoạn tái cấu trúc, sẵn sàng bước vào giai đoạn mở rộng hoạt động theo đà phục hồi của thị trường.

Đối với môi giới thì cả doanh nghiệp môi giới lẫn cá nhân môi giới đều đang tăng tốc để triển khai hoạt động kinh doanh. Họ đối mặt với những quyết định chiến lược quan trọng liên quan đến việc lựa chọn chủ đầu tư, địa bàn hoạt động và sản phẩm phân phối, đặc biệt trong bối cảnh nguồn cung mới dự kiến dồi dào từ 6 tháng năm 2025.

Khách hàng cũng không nằm ngoài “cuộc chơi” khi tận dụng thời điểm hạ tầng đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, nguồn vốn rẻ từ ngân hàng và các chính sách ưu đãi lớn của chủ đầu tư để vào thị trường sớm. Từ đầu năm đến nay, khách hàng đã chủ động săn hàng, tìm hiểu và tích cực tham gia các sự kiện bán hàng. Tỷ lệ khách hàng quan tâm đến bất động sản ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể.

Trong báo cáo quý 2/2025 mới đây, đại diện DXS- FERI cho hay, thị trường bất động sản đang dần đi đến điểm cuối của quá trình phục hồi. Các chủ thể trên thị trường đều ở trạng thái chủ động chuẩn bị và tích lũy cho chu kỳ tăng trưởng tiếp theo.

Chuyên gia DXS- FERI nhấn mạnh, thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua nhiều chu kỳ thăng trầm, từ khủng hoảng đến giai đoạn phục hồi và tái cấu trúc. Đến nay, thị trường đang đi đúng quỹ đạo và chuẩn bị cho sự tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2026.

Link nội dung: https://businessinvestmentvn.com/san-bay-metro-cao-toc-tang-toc-ve-dich-suc-cau-bat-dong-san-goi-ten-khu-vuc-nay-a254170.html