Quảng Bình chuẩn bị ‘nơi ăn, chốn ở’ cho hàng ngàn cán bộ Quảng Trị sau sáp nhập

Sẽ có hàng ngàn cán bộ công chức từ Quảng Trị sẽ ra Quảng Bình - nơi được chọn làm trung tâm hành chính sau sáp nhập hai tỉnh. Tỉnh Quảng Bình đang chuẩn bị “nơi ăn, chốn ở” cho những cán bộ này.

Quảng Bình chuẩn bị ‘nơi ăn, chốn ở’ cho hàng ngàn cán bộ Quảng Trị sau sáp nhập - Ảnh 1.

Trụ sở Sở Ngoại vụ cũ là một trong những trụ sở đang được xem xét để cải tạo thành nhà công vụ cho cán bộ Quảng Trị ra làm việc sau sáp nhập - Ảnh: QUỐC NAM

Ngày 14-4, UBND tỉnh Quảng Bình xác nhận lãnh đạo tỉnh này đang triển khai việc chuẩn bị "nơi ăn, chốn ở" cho hàng ngàn cán bộ từ Quảng Trị ra làm việc sau Quảng Bình chuẩn bị ‘nơi ăn, chốn ở’ cho hàng ngàn cán bộ Quảng Trị sau sáp nhập - Ảnh 2.Nếu thành một tỉnh, Quảng Trị và Quảng Bình có lợi thế cạnh tranh gì?ĐỌC NGAY

"Cán bộ tỉnh bạn ra thì cái khó nhất là vấn đề ăn ở, vì gia đình, con cái vẫn ở nơi làm việc cũ. Nên chúng tôi xác định ngay từ đầu mình phải đón tiếp, tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ tỉnh bạn, bắt đầu từ "nơi ăn, chốn ở". Thậm chí quán triệt ý thức, thái độ của cán bộ tại chỗ khi cán bộ tỉnh bạn đến", lãnh đạo Sở Tài chính Quảng Bình chia sẻ.

Một lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình, nói mình rất thấu hiểu và chia sẻ với tâm tư của đội ngũ cán bộ tỉnh Quảng Trị sắp ra Quảng Bình làm việc sau sáp nhập hai tỉnh.

"Chúng tôi sẽ tập trung rà soát tất cả các trụ sở dôi dư để biến thành nhà công vụ phục vụ nơi ở cho đội ngũ cán bộ tỉnh bạn. Chúng tôi cũng sẽ tính thêm các phương án hỗ trợ những việc khác. Phải tạo cho cán bộ tỉnh bạn sự ổn định tốt nhất thì mới tập trung làm việc được", Vị này nói.

Quảng Bình chuẩn bị ‘nơi ăn, chốn ở’ cho hàng ngàn cán bộ Quảng Trị sau sáp nhập - Ảnh 3.Công khai tên gọi, nơi đặt 'thủ phủ' tỉnh thành sau sáp nhập là phương pháp lấy ý kiến nhân dân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho hay việc báo chí công khai tên gọi và nơi đặt 'thủ phủ' các tỉnh, thành sau sáp nhập là phương pháp lấy ý kiến nhân dân.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề