Quốc gia đập chén dĩa vào đêm giao thừa

Ở mỗi quốc gia, nghi thức đón chào năm mới đều có cách đón chào năm mới khác biệt, nhưng tất cả đều hướng tới kỳ vọng có thêm may mắn, bình an.

Giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Ở mỗi quốc gia, nền văn hóa khác nhau, người dân lại có một cách đặc biệt để đánh dấu dịp này.

Ở nhiều nước, mọi người cùng quây quần bên nhau để ngắm pháo hoa, uống rượu chúc mừng. Nhưng cũng có những nơi, người ta có những truyền thống độc đáo để chào mừng dịp này.

Mỹ: Nụ hôn đêm Giao thừa

Ở Mỹ, vào khoảnh khắc đồng hồ điểm sang năm mới, các cặp đôi - là tình nhân, bạn bè, người thân hay thậm chí là người xa lạ - sẽ cùng trao nhau nụ hôn nồng thắm để chúc mừng.

Theo Alexis McCrossen, Giáo sư Lịch sử tại Đại học Southern Methodist, truyền thống này đã có từ vài trăm năm trước.

tuc le nam moi anh 1

Quảng trường Thời đại là địa điểm đón Giao thừa ấn tượng, nơi mọi người tập trung xem lễ hạ quả cầu pha lê và trao nhau nụ hôn nồng thắm chào năm mới.

Ở Quảng trường Thời đại, New York, mỗi năm vào đêm giao thừa đều có lễ thả quả cầu ánh sáng khổng lồ. Ngay thời khắc này, mọi người cùng cụng ly champagne và dành cho nhau những cái ôm, nụ hôn ấm áp.

Lễ hạ quả cầu pha lê và bắn hoa giấy ấn tượng đã biến Quảng trường Thời đại trở thành điểm đón năm mới ấn tượng bậc nhất trên thế giới. Muốn đón năm mới tại đây, người ta phải đến sớm giữ chỗ từ trước nửa ngày.

Đan Mạch: đập vỡ chén đĩa cũ

Trong khi ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, người ta kiêng làm vỡ chén đĩa vào đầu năm mới vì sợ xui rủi, người Đan Mạch lại tin rằng bát đĩa vỡ trong năm mới sẽ đem đến may mắn.

tuc le nam moi anh 2

Người Đan Mạch có tục lễ đập vỡ bát đĩa để chào mừng năm mới.

Vì vậy, khoảnh khắc đầu năm, người Đan Mạch sẽ mang theo bát đĩa, đồ sành sứ đã cũ, không dùng đến đập vỡ trước cửa nhà bạn bè. Hành động này tương tự như một lời chúc phúc. Gia đình nào có nhiều mảnh chén đĩa vỡ trước cửa chứng tỏ càng được yêu mến.

Đêm Giao thừa, người Đan Mạch còn có phong tục trèo lên ghế từ trước và nhảy xuống ghế vào đúng 0h. Hành động này vừa mang nghĩa đen là "nhảy qua năm mới", vừa có ý nghĩa xua đi xui rủi.

Đức: ngồi yên trên ghế 15 phút trước Giao thừa

Trước thời khắc năm mới, người Đức có tục lệ ngồi yên trên ghế 15 phút. Ngay lúc Giao thừa, họ sẽ nhảy xuống ghế, đồng thời ném một vật nặng ra phía sau.

Hành động này mang ý nghĩa là ném đi những vận xui, tai họa ra phía sau để bình an tiến vào năm mới.

Ngoài ra, người Đức còn có phong tục nhỏ một giọt kim loại nóng chảy vào nước lạnh rồi nhìn hình dáng của nó để đoán những điều có thể xảy ra trong năm mới.

Brazil: Nhảy qua 7 con sóng biển

Đêm Giao thừa, ở các bãi biển khắp Brazil, người ta tập trung để cùng thực hiện một nghi lễ chào năm mới: nhảy qua 7 con sóng.

tuc le nam moi anh 3

Ở Brazil, người ta mặc đồ trắng đi ra bãi biển để thực hiện nghi lễ chào năm mới.

Họ thường mặc đồ màu trắng và cầm bó hoa cũng màu trắng ra bãi biển vào đêm 31/12. Màu trắng tượng trưng cho may mắn và bình an. Những bông hoa màu trắng được ném xuống biển như một món quà gửi tặng nữ thần biển cả. Người Brazil tin rằng làm như vậy, họ sẽ được nữ thần biển cả bảo vệ.

Nhật Bản: rung chuông chùa 108 lần

Nghi thức rung chuông chùa vào đêm Giao thừa ở Nhật được gọi là "Joya no kane", bắt nguồn từ tín ngưỡng Phật giáo. Theo truyền thống, 107 tiếng chuông được rung vào ngày cuối cùng của năm và hồi chuông thứ 108 sẽ vang khi bước sang năm mới.

tuc le nam moi anh 4

Chuông chùa được rung 108 lần trong đêm Giao thừa ở Nhật Bản.

Chuông được rung lên ở tất cả ngôi chùa Phật giáo trên toàn nước Nhật, với mong muốn xua tan điều rủi, muộn phiền năm cũ, đón một năm mới bình an và nhiều may mắn.

Tây Ban Nha: Ăn 12 quả nho

Nochevieja (đêm cũ) là từ chỉ ngày cuối cùng của năm trong tiếng Tây Ban Nha. Khoảnh khắc bước sang năm mới, chuông đồng hồ Real Casa de Correos ở thủ đô Madrid, có từ thế kỷ 18, sẽ bắt đầu điểm 12 tiếng - đại diện cho 12 tháng trong năm.

tuc le nam moi anh 5

Người Tây Ban Nha ăn 12 quả nho để cầu may mắn trong năm mới.

Hàng triệu người dân Tây Ban Nha sẽ cầm đĩa nho đứng trước quảng trường hay tivi và bắt đầu ăn mỗi trái cho một tiếng chuông. Họ phải ăn hết 12 quả nho khi tiếng chuông cuối cùng kết thúc, như vậy sẽ có được may mắn vào năm mới.

Truyền thống này được cho là bắt đầu từ những năm 1800, khi những người trồng nho ở khu vực Alicante đã nghĩ ra nó như một cách để bán được nhiều nho hơn vào cuối năm.

Những trái nho này được bảo quản rất kỹ càng. Việc đóng gói cũng giúp nho có lớp vỏ mịn hơn khi không phải chịu mưa, nắng hay gió.

Nam Phi: Vứt bỏ đồ cũ

Ở nhiều quốc gia, người ta thường dọn dẹp nhà cửa và vứt bớt đồ cũ vào những ngày cuối năm. Nhưng người Nam Phi chỉ mang đồ cũ ra khỏi nhà đem vứt vào đúng Giao thừa. Điều này được cho là để vứt đi điều cũ, đón những điều mới mẻ, hanh thông trong năm mới.

Tuy nhiên, việc mọi người đồng loạt vừa đồ vào đêm Giao thừa cũng khiến cho đội ngũ công nhân dọn dẹp ở nước này vất vả hơn vào dịp đầu năm.

Tuổi 17, sức khỏe tinh thần của mình tuột dốc trầm trọng

"Năm 17 tuổi đó, đã không có ai nói với mình rằng, không sao cả, bạn không phải là một người tồi tệ, việc vừa yêu, vừa ghét cha mẹ là một phần bài học của cuộc sống, rằng đó chỉ là cảm xúc của một con người thôi" là một đoạn trích trong cuốn Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều của tác giả Nguyễn Đoàn Minh Thư.

Sách là hành trình khám phá thế giới nội tâm của một người trẻ, đầy hỗn loạn của những suy nghĩ trăn trở, những dằn vặt, những cuộc chiến nội tâm, những cảm xúc vừa phức tạp cũng vừa rất đỗi con người.