Rể người Úc thắc mắc về cuộc tranh luận mang đồ ăn đám tiệc về nhà
20:02 27/07/2025
Nhiều người cho rằng việc mang thức ăn từ đám cưới về là hành động vô duyên và thiếu tế nhị. Vậy vứt bỏ thức ăn ngon, còn dùng được, liệu có đúng không?
Nhân viên một nhà hàng tổ chức sự kiện cưới ở TP.HCM đang chuẩn bị bàn ăn đón khách - Ảnh: HOÀI LINH
Tác giả Ray Kuschert bày tỏ suy nghĩ của mình về việc người ta gói đồ ăn thừa từ tiệc cưới mang về. Ray là người Úc, có vợ là người Việt và đã sống ở Việt Nam hơn 10 năm. Tuổi Trẻ Online biên tập và lược dịch.
Liệu việc mang Về quê mấy ngày ăn chục đám tiệc, không đi mất lòng mà đi thì mất tiền, thời gianĐi tiệc cưới đúng giờ sợ mang tiếng là 'ham ăn'
Nhiều người cho rằng việc mang thức ăn từ đám cưới về là hành động vô duyên và thiếu tế nhị. Ở một số trường hợp, cách nhìn này có thể có lý.
Nhưng tôi nghĩ vấn đề không chỉ dừng lại ở chuyện "lấy đồ ăn khi chưa được cho phép", đòi hỏi phải nhìn sâu hơn vào hoàn cảnh và ý nghĩa đằng sau hành động đó.
Từ góc nhìn môi trường, chúng ta nên đặt câu hỏi ngược lại: "Vậy vứt bỏ thức ăn ngon, còn dùng được, liệu có đúng không?".
Lãng phí thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng, không chỉ về mặt sức khỏe mà còn về kinh tế. Nó góp phần làm ô nhiễm môi trường và càng sai trái hơn nữa khi vẫn còn rất nhiều người phải chịu cảnh đói mỗi ngày.
Nếu bạn cũng có câu trả lời giống tôi, thì việc mang thức ăn về sau tiệc cưới bắt đầu mang một ý nghĩa khác. Khi hành động đó được chia sẻ với người khác, nó không chỉ trở nên hợp lý, mà còn góp phần tích cực vào cả môi trường lẫn kinh tế.
Câu chuyện giờ đây chuyển sang một vấn đề cốt lõi hơn: ai có thể mang đồ ăn về và khi nào nên làm điều đó? Đây cũng chính là điểm nổi bật trong trải nghiệm cá nhân của tôi tại bữa tiệc năm ngoái.
Nếu việc mang đồ ăn về được thực hiện với sự đồng ý của gia chủ và đơn vị phục vụ tiệc, thì hành động đó hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Suốt hơn một thế kỷ, văn hóa phương Tây đã gắn việc mang đồ ăn thừa với hình ảnh của người nghèo, xem đó là điều chỉ những người nghèo khổ nhất mới làm chứ không phải những người khá giả. Quan niệm ấy đã chi phối cả một nền văn hóa và dần dần trở thành chuẩn mực xã hội.
Thế nhưng, đó là một quan điểm sai lầm, và chính sự sai lầm ấy đã khiến chúng ta phải trả giá nặng nề về môi trường.
Nếu chúng ta gạt bỏ góc nhìn của tư duy phân biệt giàu nghèo và tiếp cận vấn đề này một cách logic, từ góc độ môi trường, thì ai cũng nên đồng ý rằng việc này không có gì đáng xấu hổ hay sai trái, miễn là có sự đồng thuận từ phía chủ tiệc.
Đám tiệc không có thực phẩm rác, được không?
Ở Việt Nam, đám cưới ở vùng quê thường rất gắn kết cộng đồng. Việc khách mang đồ ăn thừa về sau tiệc là chuyện bình thường và được mọi người ủng hộ. Gia chủ còn chủ động mời khách mang thức ăn về nhà, như một cách san sẻ phần đồ ăn cho bà con, xóm giềng.
Gói đồ ăn thừa ở đám cưới, tiệc tùng mang về để tiết kiệm thì có gì sai?ĐỌC NGAY
Đây là giải pháp thiết thực: gia chủ và đơn vị tổ chức tiệc nên chủ động hỗ trợ việc chia sẻ thức ăn thừa.
Một cách đơn giản nhưng hiệu quả là đặt sẵn hộp đựng trên bàn tiệc, để khách thoải mái mang về phần ăn chưa dùng đến. Khi thức ăn được chia đều, sẽ không còn lý do gì để đánh giá hay phán xét ai cả.
Chuyển hướng nhìn nhận vấn đề này từ phép lịch sự sang góc độ tác động môi trường sẽ mang lại lý lẽ thuyết phục hơn nhiều. Thậm chí, ta còn có thể tiến xa hơn: thu gom thức ăn thừa đã qua sử dụng để làm thức ăn cho vật nuôi hoặc gia súc.
Lý tưởng nhất, nếu được quản lý hợp lý, một đám cưới hoàn toàn có thể diễn ra mà không tạo ra bất kỳ lượng rác thực phẩm nào.
Theo tôi, chúng ta nên dừng việc lặp lại những quan niệm từ phương Tây những năm 1800, và hãy xem thực phẩm như một nguồn tài nguyên quý giá, hữu hạn. Việc tận dụng thức ăn nên được tôn vinh như một giá trị của cộng đồng, chứ không phải là một hành động chỉ của người nghèo.
Ở Việt Nam trước đây, mỗi món ăn dù nhỏ nhất đều được trân trọng vì thực phẩm rất khan hiếm. Không có gì bị lãng phí, và nguyên tắc ấy vẫn được tôn trọng sâu sắc trong văn hóa Việt Nam ngày nay.
Chuyện này không nằm ở chi phí tổ chức đám cưới, giá trị quà mừng, việc khách mời giàu hay nghèo. Nó cũng không liên quan đến lòng tham hay suy nghĩ đi dự tiệc thì phải "có lời". Đây là tinh thần trách nhiệm, sự hợp lý và không lãng phí thức ăn.
Chúng ta đừng quên những ngày tháng khó khăn đã góp phần hình thành nên văn hóa Việt Nam. Thế hệ trẻ cần hiểu và gìn giữ những giá trị truyền thống của cộng đồng Việt.
Đó cũng chính là lý do tôi xem việc mang đồ ăn thừa từ đám cưới về là một hành động hợp lý, tích cực, đáng được tôn trọng và trân trọng trong mọi xã hội trên thế giới này.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mới, nơi mà nhà ở, năng lượng và tài nguyên đều có giới hạn. Đồ ăn tại đám cưới chỉ là một khía cạnh nhỏ, nhưng chính những thay đổi trong tư duy về những điều nhỏ bé ấy lại rất cần để cải thiện hành tinh này cho thế hệ mai sau.
Gói đồ ăn thừa ở đám tiệc mang về, kém văn minh hay nên làm?
Nhiều bạn đọc tranh luận về chuyện gói đồ ăn thừa từ đám cưới hoặc tiệc tùng để mang về nhà. Luồng ý kiến cho rằng đó là cách tiết kiệm, văn minh, nhưng cũng có nhiều ý kiến nói việc này không nên.
Trong thông báo mới, MHs Planner xin lỗi nạn nhân bị khung dàn đèn trong đám cưới tại khách sạn 5 sao ở Hà Nội rơi trúng và cho biết yêu cầu bồi thường 4 tỷ là vượt quá khả năng.
Đài CNN ngày 26-7 dẫn lời cựu quan chức CIA Susan Miller - người tham gia điều tra vụ Nga can thiệp bầu cử Mỹ - bác bỏ cáo buộc của Giám đốc Tình báo Tulsi Gabbard rằng chính quyền Obama “dựng chuyện” để chống ông Trump.
UBND cấp xã tại TP Huế đảm nhận vai trò cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ trên địa bàn quản lý, trong khi Sở Xây dựng và Ban quản lý Khu kinh tế - Công nghiệp thành phố thực hiện cấp phép xây dựng ở những trường hợp đặc biệt hơn.
Liverpool và Real Madrid tiếp tục trở thành tâm điểm của kỳ chuyển nhượng mùa hè khi cả hai đội bóng đang có những động thái liên quan đến hai cái tên đình đám: Rodrygo và Ibrahima Konaté.
Quả mìn đã thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia và trên mạng xã hội, làm dấy lên những câu hỏi về sự sáng tạo trong các phương pháp kỹ thuật được các lực lượng Ukraine áp dụng.