Sắc lệnh cấm 'quyền sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ' gây chia rẽ tòa án tối cao
17:30 16/05/2025
Cuộc tranh luận tại Tòa án tối cao Mỹ hôm 15-5 không chỉ xoay quanh sắc lệnh của ông Trump về quyền công dân, mà còn làm dấy lên tranh cãi về việc các thẩm phán liên bang có được phép ban hành lệnh cấm toàn quốc hay không.
Một người dân cầm áp phích biểu tình phản đối sắc lệnh của ông Trump - Ảnh: AFP
Vụ việc xoay quanh sắc lệnh hủy công nhận quyền công dân Mỹ cho trẻ em sinh ra tại Mỹ nhưng không có cha hoặc mẹ là công dân Mỹ hay thường trú nhân hợp pháp (birthright citizenship), đặt ra những câu hỏi pháp lý nền tảng về Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Mỹ.
Tuy nhiên vấn đề không chỉ dừng lại ở nội dung của sắc lệnh, mà còn kéo theo một cuộc tranh luận sâu rộng hơn về vai trò và quyền hạn của các thẩm phán liên bang cấp thấp - đặc biệt là việc họ có nên được phép ban hành các lệnh cấm thi hành có hiệu lực toàn quốc hay không.
Vì sao sắc lệnh gây tranh cãi?
Về bản chất, tranh cãi trong vụ kiện đang chạm đến một trong những nguyên tắc lâu đời nhất của Hiến pháp Mỹ - quyền công dân theo nơi sinh, theo Hãng tin Reuters.
Các nguyên đơn, bao gồm 22 tổng chưởng lý của các bang Dân chủ và nhiều tổ chức bảo vệ quyền di dân, lập luận rằng sắc lệnh này "vi phạm Tu chính án thứ 14 vốn đã được giải thích rõ ràng suốt hơn một thế kỷ qua".
Trong phiên điều trần tại
Người dân biểu tình bên ngoài Tòa án tối cao hôm 15-5 khi các thẩm phán tranh luận về sắc lệnh của ông Trump - Ảnh: REUTERS
Cuộc giằng co giữa các nhánh quyền lực
Một điểm đáng chú ý trong phiên điều trần hôm 15-5 không chỉ nằm ở nội dung sắc lệnh, mà còn ở cách các tòa cấp dưới đã ngăn chặn nó.
Ba thẩm phán liên bang ở Maryland, Washington và Massachusetts đã ban hành lệnh cấm toàn quốc (universal injunction) nhằm chặn đứng sắc lệnh của ông Trump.
Chính quyền ông Trump đã phản đối mạnh mẽ hình thức này, yêu cầu Tòa án tối cao tuyên bố rằng các thẩm phán cấp dưới không có thẩm quyền ban hành lệnh cấm trên phạm vi toàn quốc.
Theo Tổng biện lý Sauer, việc lạm dụng lệnh cấm này là một "triệu chứng bệnh lý" của hệ thống tư pháp liên bang. Ông lập luận rằng lệnh cấm chỉ nên áp dụng trong phạm vi vụ kiện cụ thể, chứ không thể ảnh hưởng đến toàn bộ quốc gia.
22 bang ở Mỹ kiện ông Trump vì bỏ quyền 'sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ'ĐỌC NGAY
Thẩm phán Elena Kagan đồng ý rằng "có nhiều sự lạm dụng trong việc ra lệnh cấm toàn quốc", nhưng bà cũng chất vấn ngược lại rằng: "Nếu ai đó cho rằng rõ ràng sắc lệnh là bất hợp pháp thì làm sao đạt được kết quả đó trong khung thời gian thực tế nếu không có lệnh cấm toàn quốc?".
Trong nỗ lực thu hẹp quyền lực của tòa cấp dưới, phe bảo thủ tại Tòa án tối cao gợi ý rằng các vụ kiện mang tính tập thể (class-action) có thể là một giải pháp thay thế. Tuy nhiên, đại diện các bang phản đối cho rằng điều đó không khả thi, vì "các bang không thể khởi kiện theo dạng này".
Việc các thẩm phán cấp dưới liên tiếp ngăn chặn sắc lệnh của ông Trump cũng cho thấy sự căng thẳng đang gia tăng giữa nhánh hành pháp và tư pháp. Kể từ khi trở lại Nhà Trắng, chính quyền ông Trump đã phải đối mặt với hơn 40 lệnh cấm theo hình thức này.
Phán quyết sắp tới của Tòa án tối cao không chỉ quyết định số phận của một sắc lệnh cụ thể, mà có thể tạo ra tiền lệ pháp lý mang tính định hình lâu dài, theo báo New York Times.
Nếu tòa án cấm các lệnh ngăn chặn trên toàn quốc, điều này sẽ trao nhiều quyền lực hơn cho tổng thống - không chỉ là ông Trump, mà cho bất kỳ ai ở Nhà Trắng - trong việc áp dụng chính sách một cách đồng loạt, bất chấp phản ứng từ các tòa án cấp dưới.
Nhưng nếu cho phép các thẩm phán cấp quận ngăn chặn các chính sách liên bang trên toàn quốc, phán quyết này có thể dẫn đến tình trạng "một thẩm phán quyết định thay cho cả nước" - nơi chỉ cần một người phản đối là đã có thể cản trở toàn bộ chính sách hành pháp.
Sắc lệnh hủy 'sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ' của ông Trump bị chặn dài hạn
Thêm một thẩm phán liên bang Mỹ ra phán quyết ngăn chặn tạm thời sắc lệnh hủy quyền "sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ' của ông Trump với thời hạn chưa xác định.
Panasonic vừa bàn giao Trung tâm Giải pháp HVAC mới cho Đại học Công nghiệp TP.HCM, thể hiện cam kết lâu dài trong việc hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu giải pháp không khí toàn diện.
Theo cuộc điều tra của báo Financial Times (Anh) tiết lộ ngày 16-5, Ukraine đã mất hàng trăm triệu USD trong 3 năm qua khi tìm cách mua vũ khí từ các bên thứ ba và các nhà thầu không đáng tin cậy.
Trong chuyến thăm chính thức tới UAE hôm 15/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được tiếp đón trọng thể tại Phủ tổng thống Qasr Al Watan ở thủ đô Abu Dhabi.
Huyện ủy Ia H'Drai đề nghị tỉnh Kon Tum tạm dừng xem xét khen thưởng đối với ông Đỗ Thanh Nam, phó bí thư Đảng ủy, tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Sa Thầy, vì để xảy ra vụ phá rừng thuộc lâm phần do công ty quản lý.
Nhà sản xuất iPhone được cho là đang hợp tác cùng Synchron, một trong những công ty tiên phong về cấy chip vào não (BCI) để hỗ trợ bệnh nhân thao tác trên thiết bị điện tử.
Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng được tòa phúc thẩm đánh giá thành khẩn, biết ăn năn, hối lỗi nên chấp nhận giảm một phần hình phạt; trong khi kháng cáo của bị cáo Lê Thanh Vân, Nguyễn Văn Vương bị tòa bác bỏ vì không có căn cứ cho rằng hai ông bị oan.