Siêu bão và những công cuộc tái thiết gian nan - Kỳ 5: Gian nan xây lại nhà sau bão dữ Gabrielle

Tại một quốc gia thường xuyên bị lũ lụt ảnh hưởng như New Zealand, hậu quả cơn bão Gabrielle được coi là vô tiền khoáng hậu về nhiều phương diện.

Siêu bão và những công cuộc tái thiết gian nan - Kỳ 5: Gian nan xây lại nhà sau bão dữ Gabrielle - Ảnh 1.

Một cuộc điều tra về 400.000m3 gỗ vụn trong khai thác rừng bị cuốn theo nước lũ đã phát hiện số gỗ này dồn ứ trên sông làm gia tăng lũ lụt trong bão Gabrielle - Ảnh: The Guardian

Bão đã gây thiệt hại đến 8,4 tỉ USD nên được coi là cơn

Người dân ở Taradale (vịnh Hawke) vất vả dọn bùn sau khi nước lũ rút, cảnh tượng cũng giống như ở Việt Nam - Ảnh: Getty Images

"Xây dựng lại tốt hơn" sẽ rất tốn kém

Tổ chức bác ái Science Media Centre (Anh) đã tham khảo ý kiến các nhà khoa học New Zealand để trả lời câu hỏi: Vậy làm thế nào để thực hiện hiệu quả phương châm "xây dựng lại tốt hơn"?

GS Suzanne Wilkinson ở Trường Khoa học thuộc Đại học Massey giải thích phương châm "xây dựng lại tốt hơn" nghĩa là tạo ra cơ sở hạ tầng phục hồi tốt hơn để tránh tình trạng liên tục sửa chữa và xây dựng lại mỗi khi thảm họa xảy ra.

TS Sandeeka Mannakkara ở khoa kỹ thuật xây dựng và môi trường thuộc Đại học Auckland nhận xét bão Gabrielle là lời nhắc nhở rằng khi thảm họa xảy ra, những người ứng cứu đầu tiên luôn là gia đình, hàng xóm và cộng đồng địa phương. 

Vì sao Yagi duy trì cấp siêu bão suốt gần 3 ngày?ĐỌC NGAY

Do đó, trong quá trình thực hiện phương châm "xây dựng lại tốt hơn", điều quan trọng là phải thảo luận các giải pháp di dời và tạm cư có quản lý với các cộng đồng ở các khu vực có nguy cơ cao như vùng ven biển.

TS Regan Potangaroa - giáo sư về môi trường xây dựng bền vững và phục hồi tại Đại học Massey - nhận xét: "Các cộng đồng nông thôn có những nhu cầu và thách thức riêng, vì vậy cần cân nhắc trong quá trình đưa ra quyết định về phát triển cơ sở hạ tầng".

Ông cho rằng đưa ra quyết định về cơ sở hạ tầng đừng chỉ dựa trên phân tích chi phí - lợi ích mà nên chú trọng đến phúc lợi của dân.

Ông giải thích: "Có thể cần thiết phải di dời hoặc tạm cư có quản lý khi cơ sở hạ tầng ở các khu vực dễ bị tổn thương liên tục bị hư hại nhiều lần và nếu xây dựng lại sẽ không bền vững. Tuy nhiên, quyết định này phải cân nhắc đến những tác động xã hội, kinh tế và văn hóa đối với các cộng đồng bị ảnh hưởng. Điều quan trọng là phải thảo luận với họ...".

GS John Tookey ở Trường Môi trường tương lai thuộc Đại học Công nghệ Auckland (AUT) lưu ý phương châm "xây dựng lại tốt hơn" giúp nhiều thế hệ tương lai tồn tại nhưng phương châm này sẽ rất tốn kém. Ông cho rằng tại vùng nông thôn, cơ sở hạ tầng luôn thiếu, dân số ít lại sống thưa thớt và thu nhập không cao, do đó khó đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng.

Ông nhận xét: "Do đó bắt buộc phải tận dụng tối đa mọi cơ sở hạ tầng được đưa vào sử dụng. Đường sá được vá lại, sửa chữa hoặc nâng cấp. Điều tương tự nên làm với nguồn cung cấp nước, cầu đường, cống rãnh, hệ thống thoát nước mưa...".

Cuối tháng 7-2023, Chính phủ New Zealand đã tiến hành một cuộc điều tra về phản ứng đối với các sự kiện thời tiết dữ dội trên Đảo Bắc (kết thúc vào cuối tháng 3-2024).

Cuộc điều tra đánh giá ba sự kiện gồm bão Hale từ ngày 8-1-2023, lượng mưa lớn từ ngày 26-1 đến 3-2-2023 và bão Gabrielle. Ngày 23-4-2024, Bộ trưởng Phục hồi và quản lý tình trạng khẩn cấp Mark Mitchell đã công bố báo cáo điều tra.

Báo cáo điều tra kết luận New Zealand chưa sẵn sàng ứng phó với các trường hợp khẩn cấp trên quy mô lớn. Báo cáo có thể được tóm tắt trong một câu: "Nhiều cộng đồng và Cơ quan Phòng vệ dân sự quản lý tình trạng khẩn cấp (CDEM) không được chuẩn bị đầy đủ, thông tin liên lạc và cảnh báo không tồn tại hoặc không đầy đủ, năng lực về con người và cơ sở hạ tầng bị đánh giá quá cao hoặc thiếu hụt".

Song báo cáo ghi nhận một điểm tích cực là các cộng đồng đã "dũng cảm hỗ trợ lẫn nhau" trong bão lũ.

Cuộc điều tra đã phát hiện nhiều thiếu sót đáng kể trong cách thức hoạt động của hệ thống khẩn cấp. Hệ thống này không đủ năng lực hoặc phương tiện để đối phó với các biến cố quan trọng trên quy mô lớn tác động đến nhiều khu vực cùng lúc.

Ở một số nơi, cảnh báo bão lũ đến quá muộn hoặc không có, các trung tâm phòng vệ dân sự không được thành lập đủ nhanh hoặc không đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng, thiếu phối hợp giữa các tổ chức, công tác truyền thông và ra quyết định chậm hoặc không có.

Những thiếu sót này xuất phát từ một số nguyên nhân như sau: thiếu tập trung và đầu tư xây dựng kế hoạch, hoạt động, trang thiết bị và vật tư; kinh nghiệm, năng lực và khả năng còn hạn chế về quản lý tình trạng khẩn cấp; các hội đồng thị chính không ưu tiên công tác quản lý tình trạng khẩn cấp; thiếu nhận thức chung về tình huống giữa các hội đồng thị chính, Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp quốc gia (NEMA) và các bên liên quan; các cộng đồng và các tổ chức chủ chốt không được tham gia lập kế hoạch... Báo cáo điều tra đã đưa ra 14 khuyến nghị để sửa đổi tình hình nêu trên.

-----------------------------

Người dân Nhật luôn tin tưởng vào cơ sở hạ tầng hiện đại bảo vệ khỏi lũ lụt. Lòng tự tin của họ đã bị lung lay trong siêu bão chết người Hagibis năm 2019. Bão tố ngày càng mạnh hơn do hiện tượng nóng lên toàn cầu, do đó nước Nhật phải đối mặt với nguy cơ dễ bị tổn thương cao hơn trước.

Kỳ tới: Đừng tin vào đê, mưa lũ sẽ còn hung hãn

Siêu bão và những công cuộc tái thiết gian nan - Kỳ 5: Gian nan xây lại nhà sau bão dữ Gabrielle - Ảnh 3.Siêu bão và tái thiết gian nan - Kỳ 4: Bài học bão Fani: sơ tán nhanh, nơi trú an toàn

Từ bài học cay đắng sau siêu bão Odisha, Ấn Độ đã xây dựng chiến lược ứng phó thảm họa hiệu quả để đối phó bão Fani 20 năm sau.