
Shreya Mishra Reddy chỉ còn một học phần nữa là hoàn thành chương trình tại Harvard - Ảnh: Shreya Mishra Reddy
Ngày 23-5,
Shreya Mishra Reddy chỉ còn một học phần nữa là hoàn thành chương trình tại Harvard - Ảnh: Shreya Mishra Reddy
Ngày 23-5,
Nhiều cuộc biểu tình diễn ra kêu gọi ban lãnh đạo Harvard phản đối sự can thiệp của chính phủ vào trường đại học vào tháng 4 - Ảnh: REUTERS
Người tổn thương vẫn là sinh viên
Đài CBS News ngày 22-5 phỏng vấn Leo Gerden - sinh viên năm cuối đến từ Thụy Điển. Leo chia sẻ: "Hãy tưởng tượng bạn là một tân sinh viên vừa nhận thư báo nhập học từ Harvard, và giờ bạn nhận ra mình có thể không bao giờ được đặt chân đến đây".
Trong khi đó, đối với Zilin Ma, nghiên cứu sinh tiến sĩ người Trung Quốc, người đã dành cả thập kỷ học tập tại Mỹ, quyết định này không khác gì một sự phủ nhận: "Tôi thấy mình bị xem như vô giá trị".
Gọi động thái mới nhất từ Nhà Trắng là "một cuộc tấn công vô căn cứ mang màu sắc bài ngoại", giáo sư Cornell William Brooks của Trường Harvard Kennedy nói: "Chúng ta đang biến sinh viên quốc tế - những bộ óc tinh hoa - thành những kẻ bị ruồng bỏ trí tuệ".
Giáo sư kinh tế Jason Furman thì gọi quyết định của chính quyền Mỹ là "kinh khủng trên mọi phương diện": "Không thể hình dung Harvard mà không có những sinh viên quốc tế tuyệt vời. Họ là nguồn lực to lớn cho đổi mới, cho cộng đồng học thuật và cho sức mạnh mềm của nước Mỹ".
Chỉ trích gay gắt quyết định này, gọi đây là một hành động "phi Mỹ" và vi phạm cả Tu chính án thứ nhất, Tram Nguyen, một cựu sinh viên Harvard Kennedy School, nói: "Nó đã gửi đi một thông điệp rằng tài năng từ nước ngoài không được chào đón ở Mỹ".
Dù Nhà Trắng tiếp tục bảo vệ quyết định của mình, cho rằng "tuyển sinh sinh viên quốc tế là một đặc ân, không phải là quyền lợi", nhưng với các sinh viên, câu trả lời đã quá rõ ràng: "Chúng tôi đến đây vì tự do, vì nền dân chủ. Nếu điều đó bị tước bỏ, thì Harvard không còn là Harvard nữa".