Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, gần đây cho thấy rất đông người dân xếp hàng dài đợi lấy số thứ tự để xử lý thủ tục hành chính tại một số chi nhánh của Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội.
Hơn 10h30 ngày 2-4, tại khu vực lấy số thứ tự vẫn có rất đông người dân xếp hàng - Ảnh: PHẠM TUẤN
Thời gian qua, công cuộc số hóa, chuyển đổi số đã đạt được nhiều thành tựu nhưng chưa đạt được mục tiêu cao nhất là tạo ra được sự thuận lợi, hiệu quả trong việc giải quyết thủ tục cho người dân.
Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã nhiều lần nhấn mạnh đến việc Người Hà Nội xếp hàng dài từ sáng chờ lấy phiếu thứ tự để xử lý thủ tục hành chínhĐỌC NGAY
Có thể thấy trong vòng năm năm gần đây, Chính phủ đã ưu tiên dành nhiều chính sách, nguồn lực để thực hiện chính phủ điện tử, đặc biệt đã tạo lập được bước đột phá về dữ liệu, lấy dữ liệu làm nền tảng để vận hành các hoạt động của cơ quan chính quyền.
Chính phủ cũng hoàn thành các dữ liệu quan trọng để phục vụ cho giao dịch hành chính.
Để cải cách và thực hiện được thủ tục hành chính trên nền tảng số, tạo sự thuận lợi cho người dân cần phải đảm bảo đồng bộ ba yếu tố.
Thứ nhất cần có cơ sở dữ liệu của người dân để xác thực giao dịch. Điều này hiện đã thực hiện được tốt nhất thông qua hoàn thành dữ liệu dân cư và dữ liệu doanh nghiệp.
Thứ hai có các dữ liệu chuyên ngành, ví dụ dữ liệu đất đai, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục…
Ví dụ muốn người dân thực hiện một thủ tục hành chính về đất đai như cấp đổi sổ đỏ, chuyển quyền sử dụng đất… đương nhiên phải có dữ liệu về thửa đất đó ai đang là chủ sử dụng, dữ liệu quy hoạch bản đồ, xây dựng…
Yếu tố cuối cùng là quy trình thủ tục hành chính. Khi thực hiện một thủ tục giao dịch hành chính đều phải đi qua các bước trình tự thủ tục. Đây đang là điểm nghẽn lớn nhất ở thời điểm hiện tại để vận hành nền hành chính số.
Nguyên nhân là do các quy trình thủ tục hiện nay được thiết kế trên nền tảng tư duy cũ, giai đoạn dữ liệu chưa số hóa, chưa có chuyển đổi số nên quy trình không phù hợp với sự vận hành trên môi trường số, không đồng bộ được với hai yếu tố dữ liệu, xác thực giao dịch nói trên.
Việc này dẫn đến tắc nghẽn và cảnh người dân phải xếp hàng chờ giải quyết thủ tục hành chính là không tránh khỏi.
Ngoài ra, vấn đề quan trọng nhất là Chính phủ phải có tổ công tác để phối hợp giữa nhóm của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với nhóm cải cách thủ tục hành chính để rà soát các luật chuyên ngành nhằm sửa những vướng mắc về quy trình, biểu mẫu bằng một nghị quyết của Quốc hội.
Còn về mặt ngắn hạn, khi sáp nhập tỉnh thành sắp tới, để tránh việc người dân phải đi làm lại giấy tờ, chính quyền cần xem đây là cơ hội phục vụ người dân bằng cách tự động cấp lại giấy tờ với những thông tin mới.
Hiện nay toàn bộ thông tin dữ liệu đã được số hóa, mọi thông tin của người dân vẫn còn đó, chỉ khác thông tin đơn vị hành chính, cho nên sử dụng yếu tố công nghệ, không nhất thiết phải bắt người dân đồng loạt sửa đổi, chỉnh lý giấy tờ như thời quản lý thủ công.
Chỉ khi cách làm, quy trình được đổi mới, cộng hưởng với sự thành công của việc số hóa dữ liệu mới tạo được hiệu quả, sự thuận lợi của chính quyền số.
Thủ tướng: Không yêu cầu người dân, doanh nghiệp xuất trình, khai báo giấy tờ đã số hóa
Tái sử dụng dữ liệu số hóa, không yêu cầu người dân, doanh nghiệp phải xuất trình, nộp, khai báo lại các thông tin, giấy tờ đã được số hóa.
Tạp chí Forbes mới đây công bố danh sách "Những tỷ phú trẻ nhất thế giới năm 2025", bao gồm 21 cá nhân siêu giàu dưới 30 tuổi. Trong đó, chỉ có 2 người là tỷ phú tự thân.
Sự kiện “The Master Channel - Season 6: Scaling Customer Growth with Performance AI & Retail Media” ngày 26/03 vừa qua đã quy tụ hơn 400 nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao và chuyên gia từ nhiều lĩnh vực.
Không chỉ có thị trường tài chính toàn cầu lao dốc do chính sách thuế quan đối ứng của Tổng thống Donald Trump mà người Mỹ cũng phải vật lộn với tác động lâu dài.
Ngày 4-4, Trung Quốc công bố một loạt mức thuế mới bổ sung và hạn chế đối với hàng hóa của Mỹ nhằm đáp trả mức thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.