Sự thật về video ông Trump nói 'tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ'
17:00 21/05/2025
Theo Hãng tin AFP, đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy ông Trump tuyên bố "tài nguyên châu Phi thuộc về Mỹ" thực chất là tin giả.
Ảnh chụp màn hình bài đăng trên Facebook có đoạn clip đã được AI chỉnh sửa vào ngày 15-5 - Ảnh: AFP
Theo Hãng tin AFP, một đoạn video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội đã gây xôn xao dư luận khi cho rằng
Đoạn video gốc được đăng trên mạng xã hội của ông Trump vào ngày 4-9-2024 - thời điểm gần kỳ bầu cử tổng thống Mỹ - Nguồn: Donald Trump
Tuy nhiên đây không phải là lời nói thực sự của ông Trump. Theo xác minh thông tin của AFP, đoạn video này đã bị chỉnh sửa bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Dấu hiệu đầu tiên là phần âm thanh không khớp với chuyển động miệng của ông Trump.
Thêm vào đó, cách sử dụng ngôn ngữ trong video cũng bất thường, xuất hiện những lỗi ngữ pháp không phù hợp với phát ngôn tự nhiên.
Một chi tiết đáng chú ý là ông Trump dường như đọc cả ký hiệu dấu chấm câu (.) và dấu gạch chéo (/), điều dường như không thể xảy ra trong các phát ngôn thực tế.
Ảnh so sánh cho thấy sự tương đồng giữa video gốc trên YouTube (bên trái) và video đã chỉnh sửa bằng AI trên Facebook - Ảnh: AFP
Thông qua tìm kiếm xác minh, AFP xác định đoạn video gốc được đăng trên mạng xã hội của ông Trump vào ngày 4-9-2024 - thời điểm gần kỳ bầu cử tổng thống Mỹ.
Trong video gốc dài 27 giây, ông chỉ kêu gọi cử tri đi bầu để “cứu nước Mỹ”, hoàn toàn không nhắc đến châu Phi hay bất kỳ tài nguyên nào.
Các phân tích âm thanh từ đoạn video giả mạo bằng công cụ Loccus.ai cho thấy khả năng lên đến 99% rằng tiếng nói trong clip là sản phẩm của phần mềm tạo giọng nói bằng AI.
Được biết, đây không phải lần đầu tiên ông Trump và cả Tổng thống Traore của Burkina Faso - người lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2022 - bị lôi vào các video giả mạo nhằm thao túng dư luận trên mạng.
Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza
Đoạn video gây sốt trên mạng xã hội được cho là ghi lại cảnh Trung Quốc đã phá vòng phong tỏa của Israel để thả hàng cứu trợ Dải Gaza thực chất là thông tin sai sự thật.
Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.
Siêu máy tính Opta gặp khó khăn trong việc xác định sức mạnh giữa Tottenham và MU, nhưng vẫn nghiêng về phía Spurs một chút với 50,3% cơ hội nâng cao chiếc cúp Europa League.
() - Dù biến thể XEC không mới, Sở Y tế TPHCM vẫn yêu cầu các đơn vị siết chặt giám sát, dự trù vật tư, tập huấn điều trị để tránh nguy cơ Covid-19 bùng phát trở lại.
Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.