Thay đổi tư duy để tinh gọn bộ máy

Tinh gọn không chỉ đơn thuần là cắt giảm số lượng mà cần phải nâng cao chất lượng. Bộ máy phải được tái cấu trúc theo tiêu chí "nhỏ nhưng mạnh", hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thay đổi tư duy để tinh gọn bộ máy - Ảnh 1.

Cán bộ UBND quận Bình Thạnh (TP.HCM) giải quyết hồ sơ hành chính cho người dân - Ảnh: HỮU HẠNH

Tổng Bí thư Tô Lâm đã gửi đi một thông điệp hết sức mạnh mẽ về sự cần thiết phải đổi mới tổ chức hệ thống chính trị, khi gọi công cuộc cải tổ hiện nay là cuộc cách mạng Muốn tinh gọn phải nhìn thẳng sự thậtTinh gọn bộ máy: Trung ương gương mẫu đi đầuTổng Bí thư Tô Lâm: Báo cáo Trung ương phương án tinh gọn bộ máy trong quý 1-2025

Bộ máy hiện nay quả thật đang rất cồng kềnh, chồng chéo và kém hiệu quả. Bộ máy quản lý của Việt Nam có đến hàng chục bộ, ngành với nhiều đơn vị cấp dưới có chức năng trùng lặp.

Ví dụ lĩnh vực đầu tư công chịu sự quản lý đồng thời của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các địa phương, dẫn đến sự thiếu rõ ràng trong trách nhiệm và phối hợp, gây chậm trễ nghiêm trọng trong triển khai các dự án.

Chi thường xuyên chiếm khoảng 60-70% tổng ngân sách nhà nước, trong đó một phần lớn dành cho bộ máy. Tuy nhiên năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp so với khu vực, cho thấy sự lãng phí nguồn lực mà không đem lại giá trị tương xứng.

Quy trình thủ tục phức tạp, nhiều tầng lớp phê duyệt gây mất thời gian và tạo cơ hội cho tham nhũng. Báo cáo từ các doanh nghiệp thường xuyên phản ánh tình trạng xin cấp phép, chờ phê duyệt kéo dài, làm giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút đầu tư.

Bộ máy cồng kềnh, chồng chéo cũng là nguyên nhân chính gây nghẽn thể chế. Nhiều cơ quan cùng phụ trách một lĩnh vực, nhưng thiếu sự phối hợp, gây chậm trễ và xung đột trong xử lý công việc, điển hình là lĩnh vực đầu tư công.

Số lượng tầng nấc quản lý lớn khiến quy trình phê duyệt kéo dài, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, làm giảm hiệu quả thực thi chính sách. Bộ máy phức tạp còn làm gia tăng chi phí "bôi trơn" và giảm thiểu sự minh bạch, khiến thể chế bị bóp méo.

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy rất quan trọng và là nhu cầu khách quan trong kỷ nguyên vươn mình. Một bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt sẽ tăng tốc độ ra quyết định và thực thi chính sách, tạo lợi thế cạnh tranh trong môi trường hội nhập toàn cầu.

Loại bỏ sự cồng kềnh giúp tối ưu hóa chi phí vận hành, tập trung nguồn lực vào các mục tiêu phát triển bền vững.

Trong kỷ nguyên công nghệ và đổi mới sáng tạo, bộ máy cần tinh gọn để thích ứng nhanh với thay đổi và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Một hệ thống tinh gọn, hiệu quả sẽ nâng cao niềm tin của nhân dân, tạo động lực cho sự đồng lòng vươn lên của cả dân tộc.

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy phải bắt đầu từ tư duy, vì chỉ khi tư duy thay đổi, cách làm mới thay đổi. Những tư duy quan trọng nhất cần có là:

1. Đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu, thay vì duy trì bộ máy chỉ vì truyền thống hay lợi ích nhóm.

2. Loại bỏ chức năng trùng lặp, tập trung vào các nhiệm vụ cốt lõi.

3. Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, hướng đến sự hài lòng và lợi ích xã hội.

4. Chấp nhận thay đổi và áp dụng công nghệ, cải tiến quy trình để tăng tốc độ và minh bạch.

5. Rõ ràng vai trò, tránh đùn đẩy hoặc chồng chéo chức năng giữa các cơ quan.

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy là một nhiệm vụ khó khăn vì nó trực tiếp đụng chạm đến lợi ích của các cá nhân, tập thể trong bộ máy hiện tại.

Những người hưởng lợi từ sự cồng kềnh và chồng chéo thường có tâm lý chống đối hoặc trì hoãn để bảo vệ vị trí và đặc quyền của mình.

Thêm vào đó, sự thay đổi này còn đòi hỏi phá bỏ thói quen lâu đời và xây dựng lại một hệ thống vận hành mới, điều này không chỉ phức tạp mà còn dễ gây xung đột lợi ích.

Tuy nhiên đây là công việc không thể không làm, vì một bộ máy hiệu quả là điều kiện tiên quyết để Việt Nam thực hiện khát vọng phát triển và vươn lên trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.

Tầm nhìn chiến lược của Tổng Bí thư khi khởi xướng cuộc cách mạng này thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ và cam kết với tương lai đất nước. Nếu không hành động kịp thời, bộ máy cồng kềnh sẽ tiếp tục gây trì trệ, lãng phí nguồn lực và làm mất niềm tin của nhân dân.

Thay đổi tư duy để tinh gọn bộ máy - Ảnh 1.Tinh gọn bộ máy: Trung ương gương mẫu đi đầu

Kết luận của Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII và phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm xác định vấn đề đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.