Thủ tướng đến Trung Quốc dự Hội nghị Tiểu vùng sông Mekong mở rộng

7h55 sáng 5-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao đã rời sân bay Nội Bài lên đường đi Trung Quốc tham dự Hội nghị Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS).

Thủ tướng lên đường công du Trung Quốc - Ảnh 1.

Đại biện lâm thời Trung Quốc Vương Quần tiễn Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao tại sân bay - Ảnh: NGỌC AN

Chuyến công du tới Trung Quốc (từ ngày 5 đến 8-11) của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường. 

Theo đó, Thủ tướng lên đường công du Trung Quốc - Ảnh 2.Thủ tướng tới Trung Quốc: Sẽ bàn thảo về những 'đột phá' trong hợp tác tiểu vùng sông MekongĐỌC NGAY

Theo Bộ Ngoại giao, GMS là khuôn khổ hợp tác được thành lập đầu tiên tại tiểu vùng Mekong vào năm 1992 với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). 

Mục tiêu của GMS là thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc), hướng tới phát triển một tiểu vùng GMS hội nhập, thịnh vượng, bền vững và toàn diện hơn.

Việt Nam tham gia tích cực GMS kể từ ngày đầu thành lập như tham gia các sáng kiến hợp tác GMS về vận tải xuyên biên giới, chiến lược ngành giao thông, thúc đẩy thương mại và đầu tư, liên kết điện năng, chương trình môi trường và đa dạng sinh học... 

Việt Nam đã huy động được khoảng 106 dự án trị giá khoảng 10,47 tỉ USD (trên tổng số 535 dự án trị giá 133 tỉ USD cho cả giai đoạn 2021 - 2025).

Trong khi đó, Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong là khuôn khổ hợp tác kinh tế gồm 5 nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Với vị trí cửa ngõ phía đông của tiểu vùng Mekong, Việt Nam là một nhân tố không thể thiếu của các hành lang kinh tế ở khu vực. 

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư toàn diện

Cơ chế hợp tác Campuchia - Lào, Myanmar, Việt Nam được tổ chức hai năm/lần. Các nước CLMV đã nhất trí thành lập 8 nhóm công tác gồm thương mại - đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, công nghệ thông tin và truyền thông, giao thông và du lịch.

Với cơ chế này, Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm với nhiều đóng góp quan trọng như đề xuất, triển khai nhiều ý tưởng mới, thúc đẩy sáng kiến, cung cấp hỗ trợ cho các nước thành viên như quỹ học bổng CLMV. Đóng vai trò điều phối một số lĩnh vực hợp tác chuyên ngành, thể hiện vai trò dẫn dắt, tích cực thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia... 

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình, đây là lần đầu tiên các hội nghị hợp tác GMS, ACMECS và CLMV được tổ chức trực tiếp trở lại sau 6 năm. 

Vì vậy các sự kiện lần này là dịp để các nhà lãnh đạo thảo luận định hướng hợp tác, giúp các cơ chế vững vàng bước sang kỷ nguyên phát triển mới, với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Đó là nâng cấp nội hàm hợp tác tiểu vùng, nâng cao tin cậy chính trị giữa các nước thành viên, nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư ngày càng toàn diện.

Chuỗi sự kiện này cũng kỳ vọng nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, thể hiện cam kết của Việt Nam đối với các cơ chế GMS, ACMECS và CLMV nói riêng và hợp tác tiểu vùng Mekong.

Thủ tướng lên đường công du Trung Quốc - Ảnh 3.Thủ tướng sắp tới Trung Quốc dự Hội nghị hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng

Theo thông báo từ Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tới Trung Quốc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8.