Thức uống nào tốt nhất để thải axit uric ra khỏi cơ thể?

() - Cơ thể lọc axit uric qua thận, nước tiểu. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều purin hoặc cơ thể không thể loại bỏ sản phẩm phụ này đủ nhanh, axit uric có thể tích tụ trong máu. Vậy làm thế nào để hạ axit uric?

Axit uric là sản phẩm thải tự nhiên do quá trình tiêu hóa thực phẩm có chứa purin. Purin có hàm lượng cao trong một số loại thực phẩm và được hình thành, phân hủy trong cơ thể chúng ta.

Thông thường, cơ thể lọc axit uric qua thận và nước tiểu. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều purin hoặc nếu cơ thể không thể loại bỏ sản phẩm phụ này đủ nhanh, axit uric có thể tích tụ trong máu.

Nồng độ axit uric tiêu chuẩn là dưới 6,8 milligam trên decilit (mg/dL). Nồng độ axit uric cao (trên 6,8mg/dL) được coi là tăng axit uric máu. Điều này có thể dẫn đến bệnh gút và khiến máu và nước tiểu của bạn quá chua.

Thức uống nào tốt nhất để thải axit uric ra khỏi cơ thể? - 1

Kết hợp chế độ ăn, tập thể dục và thuốc có thể giúp hạ nồng độ axit uric cao (Ảnh: Health).

Chế độ ăn, tập thể dục và những thay đổi khác về lối sống có thể giúp cải thiện bệnh gút và các tình trạng sức khỏe khác do nồng độ axit uric cao gây ra. Tuy nhiên, chúng không phải lúc nào cũng có thể thay thế các phương pháp điều trị y tế.

Kết hợp đúng đắn giữa chế độ ăn, tập thể dục và thuốc có thể giúp hạ nồng độ axit uric cao và ngăn ngừa các triệu chứng.

Một số tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống và di truyền nhất định có thể gây ra nồng độ axit uric cao. Tránh uống rượu và hạn chế một số loại thực phẩm và đồ uống có thể giúp hạ nồng độ axit uric.

Theo Healthline, uống nhiều chất lỏng giúp thận đào thải axit uric nhanh hơn. Thận lọc khoảng 70% axit uric trong cơ thể. Uống đủ nước có thể giúp hỗ trợ thận và có thể làm giảm nguy cơ mắc sỏi thận do axit uric.

Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày là cách tốt nhất để giúp thận đào thải axit uric. Vì thế, bạn hãy luôn mang theo một chai nước bên mình. Đặt báo thức mỗi giờ để nhắc bản thân uống vài ngụm.

Ngoài ra, nghiên cứu từ năm 2016 cho thấy cà phê có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong huyết thanh theo hai cách chính. Nó cạnh tranh với enzyme phân hủy purin trong cơ thể, làm giảm tốc độ sản xuất axit uric. Nó làm tăng tốc độ cơ thể bài tiết axit uric.

Nghiên cứu khác từ năm 2016 cho thấy có đủ bằng chứng ủng hộ khả năng làm giảm nồng độ axit uric của caffeine. Một nghiên cứu năm 2021 cũng phát hiện ra rằng việc uống cà phê thường xuyên không liên quan đáng kể đến nguy cơ tăng axit uric.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng cần có thêm các nghiên cứu để làm rõ liệu cà phê có thể ảnh hưởng đến nồng độ axit uric hay không.

Nghiên cứu từ năm 2019 đã phát hiện ra rằng ăn quả cherry và uống nước ép từ loại quả này có thể giúp giảm nồng độ axit uric ở những người bị bệnh gút. Cần có các nghiên cứu tiếp theo để xác định tác động lâu dài của việc ăn cherry đối với nồng độ axit uric.

Loại quả này chứa anthocyanin, một chất chống oxy hóa và hợp chất chống viêm tạo nên màu đỏ của quả. Chúng cũng là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin C dồi dào.

Hãy cân nhắc ăn vặt một nắm cherry hoặc nhấm nháp một ít nước ép cherry chua không đường.

Những thực phẩm cần tránh

Hạn chế thực phẩm giàu purin

Bạn có thể hạn chế nguồn axit uric. Thực phẩm giàu purin bao gồm một số loại thịt, hải sản và rau. Tất cả những thực phẩm này đều góp phần tạo ra axit uric khi tiêu hóa.

Tránh hoặc giảm lượng thực phẩm giàu purin, chẳng hạn như thịt đỏ, thịt nội tạng, cá, động vật có vỏ, gia cầm.

Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy rằng việc giảm lượng rau giàu purin có thể không ảnh hưởng đến nồng độ axit uric.

Tránh đường

Fructose là một loại đường tự nhiên có trong trái cây và mật ong. Khi cơ thể bạn phân hủy fructose, nó sẽ giải phóng purin và làm tăng nồng độ axit uric. Lưu ý rằng fructose trong đồ uống được hấp thụ nhanh hơn đường trong thực phẩm nguyên chất vì đồ uống không chứa chất xơ, protein hoặc các chất dinh dưỡng khác.

Các loại đường khác được thêm vào thực phẩm bao gồm đường ăn, siro ngô có hàm lượng fructose cao. Nghiên cứu từ 2020 cho thấy quá trình hấp thụ đường tinh luyện nhanh hơn này làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến lượng axit uric cao hơn.

Sau đây là một số bước để giảm lượng đường bạn tiêu thụ:

- Ăn nhiều thực phẩm nguyên chất hơn.

- Hạn chế thực phẩm chế biến, đóng gói.

- Kiểm tra nhãn thực phẩm để biết lượng đường bổ sung.

- Làm dịu cơn thèm đường bằng trái cây tươi.

- Thay thế đồ uống có đường bằng nước lọc, đồ uống không đường hoặc cà phê không đường.

Tránh uống rượu

Uống rượu có thể khiến bạn mất nước nhiều hơn. Nghiên cứu từ năm 2021 cho thấy rượu cũng có thể gây ra tình trạng tăng axit uric. Một số loại rượu, chẳng hạn như bia, chứa hàm lượng purin cao hơn những loại khác. Tuy nhiên, ngay cả rượu có hàm lượng purin thấp hơn cũng có thể làm tăng sản xuất purin.

Rượu làm tăng quá trình trao đổi chất của nucleotide, một nguồn purin khác có thể chuyển thành axit uric. Rượu cũng ảnh hưởng đến tốc độ tiết axit uric, dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu.

Uống bao nhiêu nước là đủ?

Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2-2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ hai phần ba lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp.  Nhu cầu này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, hoạt động thể lực. 

Nhóm tuổi và cân nặngNhu cầu nước/dịch (ml/kg)
Theo nhóm tuổiVị thành niên (10-18 tuổi).  40
Từ 19 đến 30 tuổi, hoạt động thể lực nặng.

 40

Từ 19 đến 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình.  35
Người trưởng thành ≥ 55 tuổi. 30
Theo cân nặngTrẻ em 1-10 kg. 100
Trẻ em 11-20 kg.1000ml + 50ml/kg cho mỗi 10kg cân nặng tăng thêm. 
Từ 21 kg trở lên.1500ml + 20 ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng thêm. 

Ví dụ, một người 50 tuổi có cân nặng 63 kg, nhu cầu nước là: 63x35 = 2.200 ml/ngày, tương đương từ 10 đến 12 cốc nước/ngày. 

Ngoài ra, không uống nước bị đun đi đun lại nhiều lần, không uống nước nhiều trước khi đi ngủ, không nên uống nước ngọt thay cho nước lọc. Những đồ uống chứa cồn, trà, cà phê có tác dụng lợi tiểu, nên làm tăng tốc độ mất nước qua thận do vậy cần hạn chế.