Tiết lộ "số phận" của đường sắt Bắc - Nam khi siêu dự án 67,3 tỷ USD, dài hơn 1.500km thành hiện thực

Việc chuyển đổi công năng của đường sắt Bắc - Nam một khi đường sắt tốc độ cao hoàn thành là hợp lý và mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội.

Nhiệm vụ của đường sắt Bắc - Nam khi đường sắt tốc độ cao hoàn thành

Đường sắt Bắc - Nam hay đường sắt Thống Nhất là tuyến đường sắt chủ lực lâu đời của Việt Nam, bắt đầu từ thủ đô Hà Nội và kết thúc tại TP.HCM.

Tổng chiều dài toàn tuyến là 1.726 km, khổ rộng 1m; đi qua các tỉnh và thành phố sau: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM.

Tiết lộ "số phận" của đường sắt Bắc - Nam khi siêu dự án 67,3 tỷ USD, dài hơn 1.500km thành hiện thực- Ảnh 1.

Đường sắt Bắc - Nam của Việt Nam được bầu chọn vào top 10 tuyến đường sắt đẹp nhất thế giới. Ảnh: VNR

Tiết lộ "số phận" của đường sắt Bắc - Nam khi siêu dự án 67,3 tỷ USD, dài hơn 1.500km thành hiện thực- Ảnh 2.

Đường sắt Bắc - Nam hiện đang chở hành khách kết hợp hàng hóa. Ảnh: VNR

Hiện nay, đường sắt Bắc - Nam đang có nhiệm vụ vận tải cả hành khách và hàng hóa song chưa chiếm thị phần cao trong các loại hình giao thông bởi cơ sở vật chất xuống cấp lại có tốc độ lưu thông rất chậm do chạy qua nhiều đô thị đông dân cư, qua nhiều đèo có khúc cua gấp, đoạn giao cắt đường hẹp.

Trước câu hỏi liệu vai trò của đường sắt hiện hữu sẽ thay đổi ra sao khi tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi vào hoạt động, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, ông Hoàng Gia Khánh, cho biết trong buổi Tọa đàm "Đường sắt tốc độ cao – Thời cơ và thách thức" rằng dự báo đến năm 2050, nhu cầu vận tải trên tuyến Bắc - Nam sẽ đạt hơn 18,2 triệu tấn hàng hóa và hơn 122,7 triệu lượt hành khách mỗi năm.

Để đáp ứng nhu cầu này, bên cạnh đầu tư vào đường sắt tốc độ cao, nước ta sẽ tiếp tục nâng cấp tuyến đường sắt hiện hữu nhằm phục vụ vận tải hàng hóa chuyên ngành, như hàng nặng, khí hóa lỏng, xăng dầu, và khí LNG.

Đường sắt tốc độ cao, khi hoàn thiện, sẽ ưu tiên vận chuyển hành khách và đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa khi cần thiết. Đồng thời, tuyến này sẽ đóng vai trò kết nối đồng bộ với 5 phương thức vận tải chính gồm đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không và đường thủy nội địa, theo trục Bắc - Nam.

Tiết lộ "số phận" của đường sắt Bắc - Nam khi siêu dự án 67,3 tỷ USD, dài hơn 1.500km thành hiện thực- Ảnh 3.

Trong tương lai Việt Nam có thể có 2 loại hình đường sắt cho những nhiệm vụ khác nhau. Ảnh minh họa: AI ChatGPT

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã đánh giá năng lực của tuyến đường sắt hiện hữu có thể đáp ứng khoảng 18 triệu tấn hàng hóa mỗi năm đến năm 2050. Do đó, tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ tập trung vận chuyển hành khách và vận tải hàng hóa khi cần thiết, đồng thời phục vụ cho các mục tiêu quốc phòng và an ninh. Trong khi đó, tuyến đường sắt hiện hữu sẽ chủ yếu dành cho vận tải hàng nặng và khách du lịch.

Việc phân chia vai trò rõ ràng giữa đường sắt hiện hữu và đường sắt tốc độ cao sẽ tận dụng được thế mạnh riêng của từng phương thức, giúp tối ưu hóa hệ thống vận tải, giảm chi phí logistics và nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Ông Hoàng Gia Khánh nhấn mạnh rằng, vận tải linh hoạt, tiết kiệm sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tiết lộ "số phận" của đường sắt Bắc - Nam khi siêu dự án 67,3 tỷ USD, dài hơn 1.500km thành hiện thực- Ảnh 4.

Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Hoàng Gia Khánh. Ảnh: VGP/Dương Tuấn

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết tại Tọa đàm: Đường sắt tốc độ cao – Thời cơ và thách thức, khi đưa ra đề xuất về công năng của từng tuyến đường sắt, các bộ ngành, chuyên gia đã nghiên cứu lợi thế của từng phương thức vận tải.

Vì vậy, Bộ GTVT đã quyết định phương án: Tuyến đường sắt hiện hữu sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, trong khi nhu cầu vận tải hành khách sẽ được chuyển sang đường sắt tốc độ cao, giúp giải phóng toàn bộ năng lực vận tải của tuyến cũ.

Thứ trưởng Huy cho biết thêm, tuyến đường sắt hiện hữu của Việt Nam được đánh giá là một trong những cung đường sắt đẹp nhất thế giới về mặt du lịch, với cảnh quan tuyệt đẹp dọc tuyến. Điều này mở ra tiềm năng không chỉ vận tải hàng hóa mà còn phục vụ du lịch ngắn hạn, tận dụng hiệu quả hạ tầng sẵn có.

Việc vận hành song song giữa đường sắt tốc độ cao và đường sắt hiện hữu cũng cho phép linh hoạt về chi phí di chuyển, giúp hành khách và các nhà vận tải có thêm lựa chọn phù hợp với nhu cầu thực tế. Thứ trưởng Huy nhấn mạnh rằng, đường sắt tốc độ cao sẽ không cạnh tranh mà bổ trợ, giúp phát huy tối đa công năng của các phương thức vận tải hiện tại.

Những lý do nên chuyển đổi công năng cho đường sắt Bắc - Nam

Việc chuyển đổi công năng sang chuyên chở hàng hóa của đường sắt Bắc - Nam một khi đường sắt tốc độ cao hoàn thành là hợp lý và mang lại nhiều lợi ích kinh tế cũng như xã hội.

Bởi khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam bắt đầu chở khách, nhu cầu vận chuyển hành khách trên tuyến đường sắt cũ sẽ giảm đáng kể. Nếu để tuyến đường sắt cũ tập trung vào vận tải hàng hóa thì sẽ không cần lo ngại về việc cạnh tranh lưu lượng hành khách.

Việc sử dụng  tuyến đường sắt cũ cho vận tải hàng hóa còn giúp tối ưu hóa công suất sử dụng của tuyến, tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có để phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa hiệu quả hơn.

Tiết lộ "số phận" của đường sắt Bắc - Nam khi siêu dự án 67,3 tỷ USD, dài hơn 1.500km thành hiện thực- Ảnh 5.

Những toa tàu lâu đời của đường sắt truyền thống. Ảnh: VNR

Hơn nữa, đường sắt Bắc - Nam không cần phải đầu tư quá nhiều vào nâng cấp để đáp ứng tiêu chuẩn vận tải hàng hóa. Điều này giúp giảm chi phí vận hành, từ đó cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa với chi phí thấp hơn. 

Việc tách biệt hoàn toàn tuyến vận tải hành khách (trên tuyến đường sắt tốc độ cao) và vận tải hàng hóa (trên tuyến đường sắt cũ) sẽ giúp cải thiện sự an toàn, hiệu quả và độ tin cậy của cả hai dịch vụ. 

Tiết lộ "số phận" của đường sắt Bắc - Nam khi siêu dự án 67,3 tỷ USD, dài hơn 1.500km thành hiện thực- Ảnh 6.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hứa hẹn vô cùng hiện đại. Ảnh minh họa: AI ChatGPT

Đường sắt Bắc - Nam có thể tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu công nghiệp, cảng biển, các trung tâm logistics, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương thông qua việc cải thiện khả năng vận chuyển hàng hóa. 

Một khi Việt Nam có đường sắt chuyên vận chuyển hàng hóa cũng sẽ giúp giảm áp lực lên hệ thống đường bộ, giảm thiểu tai nạn giao thông.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một trong những dự án hạ tầng trọng điểm đang được tích cực xúc tiến triển khai ở Việt Nam. Dự án đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương đầu tư, hiện đang chờ Quốc hội xem xét, thông qua vào ngày 30/11 tới đây.

Công trình được đề xuất đầu tư với chiều dài 1.541km, quy mô đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, hạ tầng thiết kế với tốc độ 350km/h, bố trí 23 ga hành khách với cự ly trung bình khoảng 67km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hóa. Sơ bộ xác định tổng mức đầu tư dự án khoảng 67,34 tỷ USD.