Cách tính giá nước sạch tại các tỉnh thành không thống nhất. Cần tính giá nước sạch như thế nào và đơn giản hóa thủ tục ra sao để tạo điều kiện cho người dân và đảm bảo tiết kiệm?
Tuổi Trẻ trích đăng ý kiến xung quanh vấn đề này.
Ông Nguyễn Thanh Sử (phó tổng giám đốc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV - Sawaco):
Tính giá theo định mức nhân khẩu: công bằng và góp phần bảo vệ tài nguyên
Hiện nay TP.HCM cấp định mức nước theo nhân khẩu, mỗi nhân khẩu có định mức 4m3/tháng. Định mức nước sinh hoạt tính theo nhân khẩu (4m3/người/tháng) đã được TP áp dụng từ năm 1996 đến nay.
Việc cấp định mức nước theo đồng hồ (tương tự như ngành điện) nếu áp dụng có thuận lợi trong việc đơn giản thủ tục hành chính, người dân không cần phải đăng ký định mức. Bên cạnh đó đơn vị cấp nước không cần phải quản lý biến động tăng hoặc giảm nhân khẩu của các hộ gia đình.
Tuy nhiên phương thức tính định mức này bất lợi với các gia đình đông người. Họ sử dụng nước nhiều hơn nhưng định mức bằng với hộ gia đình ít người, từ đó dẫn đến mức chi trả tiền nước cao hơn rất nhiều.
Đa phần những gia đình đông người thường có mức thu nhập thấp, chưa có điều kiện mua nhà ở riêng, gia đình nhiều thế hệ cùng ở chung. Vì vậy định mức nước tính theo nhân khẩu công bằng hơn. Bởi định mức được cấp riêng cho từng cá nhân. Hộ gia đình dù đông người hay ít người thì mức chi trả tiền nước của mỗi cá nhân là như nhau.
Không đăng ký định mức nước theo mã định danh sẽ bị hạ xuống bằng 0, ngành cấp nước nói gì?Đăng ký định mức nước ở TP.HCM cần giấy tờ gì?
Lượng nước sử dụng trong định mức có giá thấp hơn giá thành và lượng nước sử dụng vượt định mức có giá cao hơn để bù chéo. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, nhất là người thu nhập thấp. Nếu áp dụng một mức giá nước thì giá thành sẽ cao hơn so với giá trong định mức.
Nước là nguồn tài nguyên quan trọng và hữu hạn. Việc áp dụng giá nước theo định mức nhằm điều tiết tiêu dùng, đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người dân về nước sạch và khuyến khích tiết kiệm nước.
Ông Hồ Minh Nam (tổng giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Đà Nẵng):
Không nên bỏ định mức
Hiện nay giá nước sạch ở Đà Nẵng được chia theo khu vực nông thôn và thành thị. Từ năm 2017 đến nay giá nước sinh hoạt hộ dân cư ở đô thị được tính theo hộ gia đình với ba định mức: từ 1 - 10 m3/tháng với giá 4.000 đồng/m3, đã bao gồm thuế VAT. Hộ gia đình tiêu thụ từ 11 - 30 m3/tháng tính với giá 4.800 đồng/m3 và tiêu thụ từ 31m3 trở lên tính với giá 6.000 đồng/m3.
Giá nước sinh hoạt hộ dân cư ở vùng nông thôn rẻ hơn với ba định mức, từ 3.000 - 4.500 đồng/m3. Các hộ dân ở các xã miền núi, TP Đà Nẵng sẽ miễn phí 15m3 nước đầu tiên, hộ dân dùng qua mức này sẽ tính giá 2.400 đồng/m3. Khung giá nước ở Đà Nẵng áp dụng từ năm 2014 đến nay. Trung bình giá nước sinh hoạt bình quân ở khu vực đô thị tại Đà Nẵng đang ở mức 5.500 đồng/m3, ở nông thôn 4.800 đồng/m3.
Theo tôi, không nên bỏ việc định mức nước vì đây là yếu tố quan trọng để người dùng nước có trách nhiệm với việc sử dụng tài nguyên nước.
Khi áp dụng định mức giá cho các hộ dân, các nước trên thế giới thường có 4 loại phí: (1) phí cố định, là phí bảo trì hệ thống cấp nước; (2) phí tiêu thụ, thu theo lượng nước hộ gia đình; (3) phí xử lý nước thải, là phí xử lý nước thải; (4) thuế giá trị gia tăng (VAT).
Về đối tượng tính mức tiêu thụ nước, các nước chủ yếu vẫn dựa trên hộ gia đình. Việc này tiện lợi cho cả cơ quan quản lý và hộ gia đình vì đơn giản về thủ tục hành chính.
Đối với phí tiêu thụ, một số nước chia theo các bậc thang để định mức giá. Việc chia bậc này tùy thuộc từng TP với mục tiêu nâng cao ý thức tiết kiệm nước và công bằng xã hội.
Đối với việc định mức bậc thang đầu tiên, thông thường sẽ căn cứ vào số nhân khẩu bình quân. Ví dụ mỗi người dân ở TP tiêu thụ khoảng 150 lít/ngày đêm, gia đình ba người tiêu thụ khoảng 13,5m3, giá trị này có thể làm tròn để làm bậc thang đầu tiên.
Ở nước ta điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa lý cũng có khác nhau. Do vậy tùy mức độ phát triển của TP mà xác định mức bậc thang khác nhau. Các hộ đông người có thể khai báo bổ sung để áp dụng mức hợp lý hơn, việc này cũng được áp dụng ở Singapore.
Ông Nguyễn Tùng Nguyên (tổng giám đốc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ):
Bỏ cách tính theo bậc thang
Từ tháng 2-2024, TP Cần Thơ đang áp dụng một mức giá, không áp dụng giá nước lũy tiến hay đăng ký mức giá 10m3 đầu tiên như trước đây.
Hiện tại, Cần Thơ đã bỏ cách tính giá nước theo bậc thang.
Mức giá áp dụng chung đối với khu vực đô thị là 9.020 đồng/m3, khu vực nông thôn là 8.240 đồng/m3.
Giá nước với hộ nghèo đô thị là 5.640 đồng/m3, nông thôn là 4.820 đồng/m3.
Cách tính một mức giá, người tiêu dùng không cần phải đăng ký mức sử dụng theo nhân khẩu, đơn vị quản lý dễ dàng hơn. Người tiêu dùng sẽ biết cách sử dụng nước một cách hợp lý, tránh lãng phí, thất thoát để giảm tiền nước hằng tháng.
Ông Nguyễn Ngọc Điệp (chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam):
Bất cập với phí nước thải
Nước là loại hàng hóa đặc biệt, giá cả do Nhà nước quy định, công thức tính giá nước sạch cũng do Nhà nước quy định.
Tùy theo tình hình thực tế sở tài chính các địa phương sẽ thẩm định các yếu tố đầu vào giá nước sạch để trình UBND tỉnh, TP quyết định giá bán nước sạch cho người dân.
Chi phí sản xuất nước sạch còn phụ thuộc vào các yếu tố như đất đai, đấu thầu, đầu tư dự án và mức độ ô nhiễm nguồn nước đầu vào (cả nước mặt và nước ngầm).
Mức độ ô nhiễm nguồn nước đầu vào ngày càng lớn trong khi tiền xử lý nước thải khoảng 10-30% giá trị hóa đơn. Đây là một bất cập bởi thực tế việc sản xuất nước sạch đơn giản hơn rất nhiều việc xử lý nước người dân thải ra môi trường, vì thế nhiều nước quy định chi phí xử lý nước thải bằng 1 - 1,5 lần giá bán nước sinh hoạt.
Hà Nội: giá nước tính theo bậc thang, có ưu đãi cho hộ nghèo
Từ 1-7-2023, Hà Nội chính thức điều chỉnh tăng giá nước sạch. Giá nước cũng được tính theo dạng bậc thang, càng dùng nhiều nước sẽ phải chi trả số tiền càng lớn.
Cụ thể, với mức giá bán lẻ nước sinh hoạt (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt) áp dụng cho hộ dân cư khi sử dụng dưới 10m³/tháng/đồng hồ sẽ là 8.500 đồng/m³. Với hộ nghèo, Hà Nội thu giá 5.973 đồng/m³.
Khi sử dụng trên 10 - 20 m³/tháng/đồng hồ, người dân sẽ phải trả 9.900 đồng/m³; trên 20 - 30m³ áp dụng giá 16.000 đồng/m³; trên 30m³ sẽ phải trả 27.000 đồng/m³. Với phương án điều chỉnh này, các hộ dân sử dụng trên 30m³/tháng sẽ phải trả thêm 11.071 đồng/m³.
Theo Sở Tài chính TP Hà Nội, sau 10 năm không tăng giá nước sạch, nếu TP không điều chỉnh sẽ ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư các nhà máy nước mới, các dự án cải tạo, nâng công suất các nhà máy nước đang vận hành. Nếu giá nước không điều chỉnh kịp thời, các doanh nghiệp này sẽ rất khó khăn.
Nguyên tắc tính giá nước sạch
Theo Cục Quản lý giá, nước sạch là loại hàng hóa rất thiết yếu với người dân và là tài nguyên quý giá, nhưng không phải vô tận. Do đó, Bộ Tài chính ban hành thông tư 44 năm 2021 quy định khung giá, nguyên tắc, phương pháp định giá nước sạch sinh hoạt.
Nguyên tắc xác định giá nước đảm bảo hài hòa quyền lợi của người sử dụng và đơn vị cung cấp nước sạch. Người dân được quyền dùng nước sạch với mức giá phù hợp với thu nhập và đặc biệt khuyến khích tiêu dùng tiết kiệm.
Với đơn vị cung cấp nước sạch, giá nước sạch được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý, hợp lệ và lợi nhuận được đảm bảo ở mức phù hợp.
Thông tư 44, Bộ Tài chính quy định khung giá bán lẻ nước sạch cho từng khu vực. Giá bán lẻ 1m3 nước sạch ở đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 từ 3.500 - 18.000 đồng. Khu vực nông thôn, giá từ 2.000 - 11.000 đồng/m3…
Bộ Tài chính cũng hướng dẫn hằng năm, đơn vị cấp nước chủ động rà soát việc thực hiện phương án giá nước sạch và giá nước sạch dự kiến cho năm tiếp theo khi yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh nước sạch có biến động.
Đăng ký định mức nước theo mã định danh thế nào?
Trước đây, người dân tại TP.HCM xin cấp định mức nước thông qua sổ hộ khẩu. Hiện nay sổ hộ khẩu không còn hiệu lực mà được thay thế bằng mã định danh cá nhân.
Đại biểu Dương Khắc Mai tán thành cao với việc tiền lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp. Đại biểu đề nghị việc xếp lương cao nhất trong bậc lương phải đi kèm với chất lượng của nhà giáo.
Phân khu C4 có diện tích khoảng 1.500ha với nhiều dự án bất động sản sẽ được gỡ vướng pháp lý sau khi UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Biên Hòa.
Cảnh sát Na Uy cho biết Marius Borg Hoiby, con cả của thái tử phi Na Uy, bị bắt vào tối 18/11 vì tình nghi hiếp dâm. Borg Hoiby từng bị giam giữ vào tháng 8 vì bạo lực gia đình.
Từ trẻ nhỏ tới người lớn các xóm Việt kiều Campuchia đều ngóng con nước tháng 7 âm lịch, thời điểm họ chuẩn bị tay chèo tay lưới để vào cuộc mưu sinh mình thạo nhất trên cánh đồng nước nổi.