Toàn cảnh đoạn đường dài 10 km nhưng đi qua ba tỉnh, thành phố, một siêu bến xe và hai cảng đường thuỷ

Chỉ dài vỏn vẹn dài khoảng 10 km, đoạn đường quốc lộ 1A này nối TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai. Trên tuyến có bến xe trị giá 4.000 tỷ - cao nhất cả nước.

Toàn cảnh đoạn đường dài 10 km nhưng đi qua ba tỉnh, thành phố, một siêu bến xe và hai cảng đường thuỷ- Ảnh 1.

Đây là đoạn đường thuộc tuyến Quốc lộ 1A. Bắt đầu từ công viên văn hóa Suối Tiên (thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh) và kết thúc tại cảng Đồng Nai (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), đoạn đường này đi qua tận ba tỉnh, thành phố, lần lượt là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai.

Toàn cảnh đoạn đường dài 10 km nhưng đi qua ba tỉnh, thành phố, một siêu bến xe và hai cảng đường thuỷ- Ảnh 2.

Dọc tuyến đường 10km có nhiều địa điểm quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Bộ như ga Suối Tiên (thuộc tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên), bến xe Miền Đông Mới, cảng Bình Dương, cảng Đồng Nai…

Toàn cảnh đoạn đường dài 10 km nhưng đi qua ba tỉnh, thành phố, một siêu bến xe và hai cảng đường thuỷ- Ảnh 3.

Theo đó, công viên văn hóa Suối Tiên là địa điểm đầu tiên của đoạn đường này. Chính thức mở cửa đón du khách từ năm 1995, Suối Tiên có diện tích lên đến 1,05 km2. Đây là một trung tâm vui chơi, giải trí kết hợp với các yếu tố văn hóa - lịch sử - tâm linh hàng đầu Việt Nam.

Toàn cảnh đoạn đường dài 10 km nhưng đi qua ba tỉnh, thành phố, một siêu bến xe và hai cảng đường thuỷ- Ảnh 4.

Ngay cạnh đó là ga Suối Tiên, thuộc siêu dự án

Cách công viên văn hóa Suối Tiên và ga Suối Tiên khoảng 2km là bến xe Miền Đông mới. Khánh thành vào tháng 4/2020, bến xe Miền Đông mới là “siêu bến xe” có tổng vốn đầu tư lớn nhất cả nước, lên đến 4.000 tỷ đồng. Theo ước tính, bến xe Miền Đông mới có thể phục vụ hơn 7 triệu lượt hành khách mỗi năm, đáp ứng nhu cầu mỗi ngày khoảng 21.000 hành khách với 1.200 lượt xe xuất bến. Tuy nhiên, hiện tại bến xe khá vắng khách. Trong 6 tháng đầu năm nay, bến xe chỉ phục vụ khoảng 1.15 triệu lượt hành khách, đạt khoảng 30.4% công suất thiết kế.

Toàn cảnh đoạn đường dài 10 km nhưng đi qua ba tỉnh, thành phố, một siêu bến xe và hai cảng đường thuỷ- Ảnh 6.

Cảng Bình Dương là một trong những cảng biển tổng hợp đầu mối hàng đầu của Việt Nam. Năm 2014, cảng này được công nhận là cảng container cửa khẩu quốc tế duy nhất của Bình Dương, tỉnh có nền kinh tế năng động bật nhất cả nước. Mỗi ngày, cảng Bình Dương thông bến trung bình 822 container tiêu chuẩn 6 m.

Toàn cảnh đoạn đường dài 10 km nhưng đi qua ba tỉnh, thành phố, một siêu bến xe và hai cảng đường thuỷ- Ảnh 7.

Đối diện cảng Bình Dương chính là cảng Đồng Nai. Cảng Đồng Nai được xác định là cảng biển loại 1, thuộc nhóm cảng biển số 4. Gồm hai khu vực cảng thương mại quốc tế: Cảng Long Bình Tân, Cảng Gò Dầu, cảng Đồng Nai có tổng diện tích mặt bằng 0,79 km2 với 12 cầu tàu. Đây là đầu mối giao thông khu vực tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm: TP.HCM - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu - Bình Dương.

Toàn cảnh đoạn đường dài 10 km nhưng đi qua ba tỉnh, thành phố, một siêu bến xe và hai cảng đường thuỷ- Ảnh 8.

Hai cảng quan trọng hàng đầu cả nước này được nối với nhau thông qua cầu Đồng Nai Mới. Tháng 6/2008, cầu Đồng Nai mới được xây dựng ngay cạnh cầu cũ, tổng mức đầu tư hơn 1.870 tỷ đồng. Phần cầu chính dài hơn 460 m, rộng 20 m với 5 làn xe.

Toàn cảnh đoạn đường dài 10 km nhưng đi qua ba tỉnh, thành phố, một siêu bến xe và hai cảng đường thuỷ- Ảnh 9.

Nằm trên cửa ngõ phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh, đoạn đường 10 km này là cầu nối kết nối thành phố với Bình Dương và Đồng Nai, góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong khu vực.