Toàn cảnh hàng chục nghìn nhà hoang, đất nền trống có thể bị đánh thuế luỹ tiến đến 10% ở TP.HCM

95% đất phân lô vùng ven bị bỏ trống, hàng loạt khu đô thị xây xong hóa thành phố ma. Đó là thực trạng nhức nhối khiến chính phủ xem xét đánh thuế luỹ tiến.

Toàn cảnh hàng chục nghìn nhà hoang, đất nền trống có thể bị đánh thuế luỹ tiến đến 10% ở TP.HCM- Ảnh 1.

Chỉ tính riêng TP.HCM trước khi sáp nhập, 14.000 căn chưa được đưa vào sử dụng, tập trung chủ yếu tại thành phố Thủ Đức cũ và một số khu vực ngoại thành. Bên cạnh đó, hàng loạt nhà phố, biệt thự cũng bị bỏ hoang.

Toàn cảnh hàng chục nghìn nhà hoang, đất nền trống có thể bị đánh thuế luỹ tiến đến 10% ở TP.HCM- Ảnh 2.

Bên cạnh nhà tái định cư, Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng cảnh báo 95% đất nền phân lô vùng ven bị bỏ trống. Điều này phản ánh xu hướng đầu cơ chiếm lĩnh thị trường, trong khi nhu cầu nhà ở thực tại các đô thị lớn vẫn thiếu hụt nghiêm trọng. Trong ảnh là đất nền tại khu đô thị Cát Lái TP.HCM bị bỏ hoang nhiều năm.

Toàn cảnh hàng chục nghìn nhà hoang, đất nền trống có thể bị đánh thuế luỹ tiến đến 10% ở TP.HCM- Ảnh 3.

Trước thực trạng đó, Chính phủ đang xem xét áp thuế đối với

Cụ thể, theo đề xuất của TS. Nguyễn Văn Đính, chủ tịch VARS, đưa ra mô hình đánh thuế trên diện tích hoặc giá trị nhà đất, tham khảo từ Hàn Quốc: Thời gian bỏ hoang 2 năm thì bị đánh thuế 5%, 5 năm thì đánh thuế 8%, bỏ hoang 7 năm thì đánh thuế 9%, bỏ hoang hơn 10 năm thì đánh thuế 10%.

Toàn cảnh hàng chục nghìn nhà hoang, đất nền trống có thể bị đánh thuế luỹ tiến đến 10% ở TP.HCM- Ảnh 5.

Chính sách thuế này được kỳ vọng sẽ góp phần gia tăng nguồn cung, hạ nhiệt giá nhà, hạn chế đầu cơ và thúc đẩy tiến độ các dự án chậm triển khai, đồng thời tạo thêm nguồn thu cho ngân sách mà không cần mở rộng diện thuế.

Toàn cảnh hàng chục nghìn nhà hoang, đất nền trống có thể bị đánh thuế luỹ tiến đến 10% ở TP.HCM- Ảnh 6.

Dù vậy, giới chuyên môn cảnh báo việc thiết kế thiếu rõ ràng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thanh khoản thị trường và tạo ra tâm lý bất ổn, đặc biệt trong bối cảnh chưa có tiêu chí cụ thể để phân biệt đầu cơ với đầu tư hợp pháp.

Toàn cảnh hàng chục nghìn nhà hoang, đất nền trống có thể bị đánh thuế luỹ tiến đến 10% ở TP.HCM- Ảnh 7.

Trên thực tế, nghịch lý "nhà thừa – người thiếu" ngày càng rõ nét tại các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội. Hàng nghìn căn hộ bỏ trống đang xuống cấp theo thời gian. Trong khi đó, hàng triệu lao động, công chức, giáo viên, y bác sĩ… vẫn phải chật vật thuê trọ với chi phí cao và điều kiện sống hạn chế.

Toàn cảnh hàng chục nghìn nhà hoang, đất nền trống có thể bị đánh thuế luỹ tiến đến 10% ở TP.HCM- Ảnh 8.

Tại khu đô thị Đông Tăng Long (Long Phước, TP.HCM), nhiều căn biệt thự và nhà phố đã xây xong phần thô từ nhiều năm trước nhưng chỉ lác đác hộ sinh sống. Cỏ dại mọc um tùm bên trong lối đi, ngoài đường vắng bóng xe cộ.

Toàn cảnh hàng chục nghìn nhà hoang, đất nền trống có thể bị đánh thuế luỹ tiến đến 10% ở TP.HCM- Ảnh 9.

Theo ông Tây (60 tuổi) làm nghề tự do nhìn những căn nhà hàng chục tỷ bỏ hoang thật đáng tiếc.

Toàn cảnh hàng chục nghìn nhà hoang, đất nền trống có thể bị đánh thuế luỹ tiến đến 10% ở TP.HCM- Ảnh 10.

Còn theo chị Xí (45 tuổi, sống tại khu đô thị Đông Tăng Long) thì tình trạng nhà hoang không có nghĩa là không có người sở hữu:“Nhà ở đây có chủ hết rồi. Phần lớn người ta mua để đầu tư hoặc cho thuê thôi. Mới năm ngoái tôi mua căn này có 13 tỷ. Giờ giá một căn cũng tầm 15–16 tỷ. Mai mốt đường mở, giá còn lên nữa.”

Toàn cảnh hàng chục nghìn nhà hoang, đất nền trống có thể bị đánh thuế luỹ tiến đến 10% ở TP.HCM- Ảnh 11.

Cách đó không xa, khu đô thị Cát Lái (phường Cát Lái, TP.HCM) cũng trong tình cảnh tương tự. Dù cơ sở hạ tầng đã hoàn chỉnh, nhưng nhiều căn hộ và nhà liên kế vẫn im lìm.

Toàn cảnh hàng chục nghìn nhà hoang, đất nền trống có thể bị đánh thuế luỹ tiến đến 10% ở TP.HCM- Ảnh 12.

Anh Định (30 tuổi), làm nghề giao hàng cho biết, nếu những căn hộ bỏ trống được đưa vào cho thuê với mức giá hợp lý, người lao động như anh mới có cơ hội cải thiện chỗ ở và giảm bớt gánh nặng sinh hoạt.

Toàn cảnh hàng chục nghìn nhà hoang, đất nền trống có thể bị đánh thuế luỹ tiến đến 10% ở TP.HCM- Ảnh 13.

GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhận định: “Đánh thuế bất động sản không chỉ là tăng thu ngân sách mà còn là cơ chế điều chỉnh hành vi đầu tư và phân bổ lại nguồn lực đất đai, giúp kiềm chế hành vi đầu cơ, từ đó hạ nhiệt giá nhà đất, đưa giá về gần giá trị thực.” Theo ông, điều này không chỉ giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở hơn mà còn tạo nền tảng ổn định lâu dài cho thị trường.