
Tổng Bí thư Tô Lâm - Ảnh: GIA HÂN
Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp cho ý kiến tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chínhĐỌC NGAY
Tổng Bí thư Tô Lâm - Ảnh: GIA HÂN
Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp cho ý kiến tiến độ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chínhĐỌC NGAY
Trong đó kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, là lực lượng tiên phong thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới sáng tạo, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tái cấu trúc nền kinh tế.
Cùng với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân giữ vai trò nòng cốt xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế hiệu quả...
Phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả và chất lượng cao là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược, cần được cụ thể hóa trong các chiến lược, chính sách phát triển quốc gia nhằm giải phóng mọi tiềm năng, nguồn lực cho phát triển.
Xóa bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam, đánh giá đúng vai trò quan trọng của khu vực này đối với phát triển đất nước...
Phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế
Nghị quyết của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia.
Là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối khác của Đảng.
Phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân. Có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10 - 12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Đóng góp khoảng 55 - 58% GDP, khoảng 35 - 40% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84 - 85% tổng số lao động; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5 - 9,5%/năm.
Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.
Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng chỉ rõ tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.
Phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.
Các nhóm giải pháp quan trọng
Nghị quyết cũng nêu rõ 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp. Trong đó đổi mới tư duy, thống nhất cao về nhận thức và hành động, khơi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân.
Nhất quán nhận thức của các cấp ủy, chính quyền địa phương, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân.
Nhà nước kiến tạo, phục vụ, hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, không can thiệp hành chính vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trái với nguyên tắc thị trường, xây dựng mối quan hệ giữa chính quyền với doanh nghiệp cởi mở, thân thiện, đồng hành, liêm chính phục vụ kiến tạo phát triển.
Nhóm nhiệm vụ, giải pháp tiếp theo là đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế, chính sách, bảo đảm, bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng của kinh tế tư nhân và bảo đảm thực thi hợp đồng của kinh tế tư nhân.
Trong đó đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện thể chế, chính sách. Đổi mới tư duy xây dựng và thực thi pháp luật theo cơ chế thị trường, giảm can thiệp hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy không quản được thì cấm.
Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm.
Nghị quyết nhấn mạnh nhiệm vụ hoàn thiện pháp luật, xóa bỏ rào cản, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, chi phí thấp. Minh bạch hóa, số hóa, tự động hóa, áp dụng triệt để trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong thực hiện các quy trình, thủ tục hành chính.
Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận nguồn lực về đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao. Thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững trong kinh tế tư nhân...