Với gần 305 triệu lượt xem trên TikTok, các video có nội dung đến việc người trẻ nằm lì nhiều giờ, thậm chí cả ngày trên giường của mình, đang được Gen Z gọi là phương pháp chăm sóc bản thân ưa thích nhất hiện giờ, theo NY Post.
Trong clip, mọi hoạt động sinh hoạt của người quay sẽ diễn ra trên giường ngủ. Một số cày phim say sưa, một số ngồi tận hưởng lượng lớn đồ ăn vặt ngay trên ga giường thay vì ngồi vào bàn ăn.
Số khác đắp mặt nạ, ngồi thiền hoặc đơn giản là nhìn chằm chằm lên trần nhà, hay khoe chuyện mình mới sắm gối vỏ lụa để dễ vào giấc hơn.
Các video đính kèm hashtag #bedrotting, ám chỉ việc nằm trên giường nhiều đến mức cơ thể mất đi sự dẻo dai, linh hoạt. Ảnh: NY Post. |
Những người này khẳng định việc “nằm yên” trên giường ngủ là cách “tuyệt vời” để lấy lại sức khỏe, cả về thể chất và tinh thần, cho dù nhu cầu phục hồi đến từ chuyện bị cảm lạnh, say rượu hay muốn nghỉ ngơi sau một tuần làm việc bận rộn.
Các Gen Z này tuyên bố để phương pháp này phát huy tác dụng nhất, người tham gia cần phải có chủ đích muốn làm thực sự, không có cảm giác tội lỗi vì bỏ bê công việc hay nỗi sợ ngày hôm sau phải đi làm.
Một TikToker đến từ Mỹ, chủ tài khoản @g0bra77y là một trong những người đầu tiên sử dụng từ ngữ này trong một clip có hơn 1,4 triệu lượt xem.
Trong clip, người này tiết lộ mình thực sự thích dành phần lớn thời gian trong ngày để nằm trên giường. "Tôi có mục đích là nằm dài ở những nơi khác nhau nữa, trên giường khách sạn, trên bãi cát hoặc trên võng mắc ngoài bờ biển. Đây là sở thích đặc biệt của tôi", người này nói thêm.
Bên dưới bình luận, nhiều người dùng khác cho biết họ có sở thích tương tự. "Dù bị chỉ trích là lười biếng hay lười vận động, tôi thật sự tận hưởng cảm giác nằm một chỗ trên chăn ấm đệm êm trong phòng", trích một bình luận.
Các Gen Z đang quay video TikTok nói về đam mê không thích rời khỏi giường ngủ. Ảnh: NDTV. |
Trong các video khác có đính kèm hashtag #bedrot, người quay cũng tuyên bố việc nằm dài trở thành "niềm đam mê", là cách họ cho là giúp bản thân "chữa lành tâm hồn", "tăng cường niềm tin và ý chí".
Tuy nhiên, việc lười vận động hay nằm trên giường quá lâu chưa bao giờ được bác sĩ khuyến khích. Theo giáo sư, tiến sĩ Vsevolod Polotsky, rối loạn giấc ngủ có thể gây buồn ngủ cả ngày, thường xuyên mệt mỏi dù đã ngủ đủ giấc vào ban đêm. Nhiều người bị chứng thèm ngủ còn gặp phải dấu hiệu lo lắng, năng lượng thấp và vấn đề về trí nhớ.
Trong thập kỷ trở lại đây, ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe và chăm sóc bản thân ngày một phát triển, đặc biệt là sau thời gian dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu.
Tuy nhiên, một số nhà phê bình cho rằng vấn đề này có thể bị biến tướng và một xu hướng thậm chí còn độc hại.
Các xu hướng gần đây như video “kiểm tra cơ thể” hay “tôi ăn gì trong một ngày” có thể trở thành nỗi ám ảnh không lành mạnh về thói quen chăm sóc bản thân và giữ gìn sức khỏe.
Ví dụ, các video theo xu hướng kiểm tra cơ thể (body check) tràn ngập trên trang dành cho bạn (For You Page, viết tắt: FYP) của người dùng TikTok. Những đoạn clip này khuyến khích sự tập trung quá mức vào đặc điểm, vùng ít ai để ý trên thân hình và chủ yếu nhắm đến các cô gái.
Niềm vui và nỗi buồn của công việc
Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.