
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: AFP
Kể từ khi Ông Trump nói sẽ giảm thuế đáng kể cho Trung Quốc, nhưng không bao giờ về 0%
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: AFP
Kể từ khi Ông Trump nói sẽ giảm thuế đáng kể cho Trung Quốc, nhưng không bao giờ về 0%
Mặc dù Bắc Kinh đang phải đối mặt với bài toán người dân trong nước giảm chi tiêu, nhưng chính quyền đã và đang ra một loại biện pháp khuyến khích mua sắm, như việc tung trợ cấp cho các thiết bị gia dụng.
Theo BBC, mức thuế quan cao mà ông Trump đánh lên Trung Quốc sẽ chỉ mang lại động lực mạnh mẽ hơn nữa để Bắc Kinh thúc đẩy tiềm năng tiêu dùng nội địa.
Bà Mary Lovely, chuyên gia thương mại Mỹ - Trung tại Viện Peterson ở Washington DC, nhận định với BBC rằng giới lãnh đạo Trung Quốc rất có thể sẽ sẵn lòng chịu đựng 'nỗi đau' để tránh đầu hàng trước điều mà họ gọi là sự xâm lược của Mỹ.
Tranh thủ đầu tư từ trước
Trung Quốc từ trước đến nay được mệnh danh "công xưởng của thế giới", nhưng Bắc Kinh trong thời gian qua đã chủ động đổ hàng tỉ USD đầu tư để biến hoạt động sản xuất của mình trở nên tiên tiến hơn.
Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, nước này đang trong cuộc chạy đua nhằm giành quyền thống trị trong lĩnh vực công nghệ, với đối thủ không ai khác ngoài Mỹ.
Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều cho mảng công nghệ nội địa, trong các lĩnh vực từ năng lượng tái tạo, chip đến trí tuệ nhân tạo (AI).
Các ví dụ nổi bật về thành công của ngành công nghệ Trung Quốc có thể kể đến như chatbot DeepSeek - đối thủ đáng gờm của ChatGPT, và BYD vào năm ngoái đã đạt mức doanh thu lên đến 107,2 tỉ USD, vượt con số 97,7 tỉ USD của Tesla.
Gần đây Bắc Kinh cũng công bố kế hoạch chi hơn 1.000 tỉ USD trong thập kỷ tới để hỗ trợ cuộc cách mạng AI.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất Trung Quốc đã tham gia vào mọi giai đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này mang lại cho Bắc Kinh một lợi thế kéo dài hàng thập kỷ và sẽ mất rất nhiều thời gian để các quốc gia khác có thể "sao chép" khả năng này của Trung Quốc.
Bắc Kinh được cho là đã chuẩn bị những điều kiện này kể từ nhiệm kỳ trước của ông Trump.
Trở thành đối trọng thương mại với Mỹ
Từ khi ông Trump đánh thuế lên nhiều mặt hàng của Trung Quốc vào năm 2018, Bắc Kinh đã đẩy nhanh kế hoạch cho một tương lai vượt ra ngoài trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo.
Bắc Kinh đã bơm hàng tỉ USD cho Sáng kiến Vành đai và Con đường nhằm củng cố mối quan hệ với các quốc gia "phương Nam toàn cầu". Việc mở rộng thương mại với Đông Nam Á, châu Mỹ Latin và châu Phi được thúc đẩy khi Trung Quốc cố gắng thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Mỹ.
Theo đó, Mỹ không còn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, nhưng thay vào đó là Đông Nam Á. Trên thực tế, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của 60 quốc gia vào năm 2023, gần gấp đôi con số của Mỹ.
Là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã đạt được mức thặng dư kỷ lục là 1.000 tỉ USD vào cuối năm 2024.
Điều này không có nghĩa là Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - không còn là đối tác quan trọng của Trung Quốc. Nhưng vị thế thương mại của Trung Quốc hiện nay cho thấy Mỹ không dễ dàng dồn Bắc Kinh vào chân tường với các mức thuế quan cao.
Trung Quốc, bên cạnh Mỹ, cũng đã trở thành một thị trường không thể thiếu của các quốc gia có thế mạnh xuất khẩu.
"Chúng tôi không thể lựa chọn, và chúng tôi sẽ không bao giờ lựa chọn (giữa Trung Quốc và Mỹ)", Bộ trưởng Thương mại Malaysia Tengku Zafrul Aziz nói với BBC.
Nắm giữ trái phiếu Mỹ
Hồi tháng 4, ông Trump bất ngờ tuyên bố hoãn thuế đối ứng 90 ngày với tất cả các quốc gia, trừ Trung Quốc. Điều này được cho là do các đợt bán ra mạnh mẽ của trái phiếu Mỹ, khi thuế quan nhắm lên nhiều quốc gia đối tác quan trọng của Mỹ được công bố.
Theo các chuyên gia, Bắc Kinh hiểu rằng các dao động của thị trường trái phiếu sẽ khiến ông Trump nao núng. Trong khi đó, Trung Quốc nắm giữ 700 tỉ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ, lượng trái phiếu chỉ sau đồng minh Nhật Bản của Mỹ.
Tuy nhiên tiến sĩ Marina Yue Zhang, phó giáo sư tại Viện Quan hệ Úc - Trung của Đại học Công nghệ Sydney, nhận định Trung Quốc sẽ chỉ có thể gây áp lực bằng trái phiếu Mỹ đến một mức độ nào đó".
Theo đó, ý tưởng bán hoặc hoãn mua loại trái phiếu Mỹ sẽ dẫn đến tổn thất lớn cho các khoản đầu tư của Bắc Kinh vào thị trường trái phiếu và làm mất ổn định đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.
Đất hiếm
Trung Quốc sau hết có một "vũ khí" quan trọng trong các cuộc đàm phán với Mỹ, chính là sự độc quyền gần như tuyệt đối của Bắc Kinh trong việc khai thác và tinh chế đất hiếm. Trung Quốc cũng đứng đầu thế giới về trữ lượng đất hiếm - loại khoáng sản quan trọng đối với hoạt động sản xuất công nghệ.
Mới đây nhất Trung Quốc đã trả đũa các mức thuế quan của ông Trump bằng cách giới hạn chế độ xuất khẩu 7 loại đất hiếm, bao gồm một số loại cần thiết để sản xuất chip AI.
"Tác động đối với ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ sẽ rất lớn", ông Thomas Kruemmer, giám đốc Công ty chuyên về đất hiếm Ginger International Trade and Investment, nhận định với BBC.