Tại cuộc họp ngoại trưởng NATO ngày 3-12, liên minh này vẫn chưa đưa ra lời mời chính thức đối với Kiev.
Quan điểm kiên định của Ukraine
Trước cuộc họp, Ngoại trưởng Nga tố Mỹ châm dầu vào lửa, NATO muốn nâng vị thế đàm phán cho UkraineĐỌC NGAY
Tại cuộc họp ngoại trưởng NATO ngày 3-12, liên minh này vẫn chưa đưa ra lời mời chính thức đối với Kiev.
Quan điểm kiên định của Ukraine
Trước cuộc họp, Ngoại trưởng Nga tố Mỹ châm dầu vào lửa, NATO muốn nâng vị thế đàm phán cho UkraineĐỌC NGAY
Khi tới NATO, Ngoại trưởng Sybiha đã mang theo bản sao Bản ghi nhớ Budapest và nhấn mạnh: "Tài liệu này đã thất bại trong việc bảo đảm an ninh cho Ukraine và khu vực xuyên Đại Tây Dương. Chúng ta phải tránh lặp lại sai lầm này".
Tổng thư ký NATO Mark Rutte tuyên bố rằng NATO đang "xây dựng cầu nối" để Ukraine trở thành thành viên, nhưng vấn đề cấp thiết hiện nay là cung cấp thêm vũ khí cho Kiev để đối phó với quân đội Nga.
Ông Rutte cho biết liên minh đang tập trung bảo đảm Ukraine có vị thế tốt nhất khi ngồi vào bàn đàm phán. Ông cũng hoan nghênh các gói viện trợ quân sự mới từ Mỹ, Đức, Thụy Điển và các quốc gia châu Âu khác, bao gồm khoản viện trợ trị giá 725 triệu USD của Mỹ công bố hồi đầu tuần.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh quyết tâm chung của các nước NATO trong việc làm mọi điều cần thiết để Ukraine có thể bảo vệ mình và tiến tới một giải pháp công bằng, bền vững trước xung đột với Nga.
Ukraine xem việc gia nhập NATO là biện pháp bảo đảm an ninh vững chắc nhất cho tương lai. Theo hiệp ước phòng thủ chung, các thành viên NATO cam kết coi một cuộc tấn công vào bất kỳ thành viên nào như tấn công vào cả liên minh và sẽ hỗ trợ lẫn nhau.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng nếu lãnh thổ do chính phủ ông kiểm soát được đưa "dưới chiếc ô NATO", điều này sẽ giúp chấm dứt "giai đoạn nóng" của cuộc chiến.
Tuy nhiên, với việc mùa đông khắc nghiệt đã đến và các cuộc không kích của Nga gây áp lực lên hệ thống năng lượng, Ukraine vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trước khi đạt được mục tiêu chiến lược này.