Ngày 3-1, phần ghi âm tiếp tục làm sáng tỏ vụ va chạm giữa chiếc Các nhân chứng thuật lại khoảnh khắc kinh hoàng trong vụ va chạm máy bay ở Nhật BảnĐỌC NGAY
Va chạm máy bay ở Nhật: Bộc lộ nhiều sai sót do con người
Ghi âm của trạm kiểm soát không lưu sân bay Haneda cho biết máy bay của Japan Airlines đã được phép hạ cánh nhưng máy bay tuần duyên chưa được phép cất cánh. Các phi công JAL cũng nói họ không nhìn thấy chiếc máy bay nhỏ trên đường băng.
Trước đó, cơ trưởng chiếc máy bay của lực lượng tuần duyên nói rằng anh ta đã đi vào đường băng sau khi được phép. Tuy nhiên, Lực lượng tuần duyên Nhật Bản thừa nhận không có thông tin nào như vậy trong nội dung trao đổi với trạm kiểm soát.
"Bộ Giao thông vận tải đang đệ trình tài liệu khách quan và sẽ hợp tác đầy đủ với cuộc điều tra... để đảm bảo chúng tôi hợp tác cùng nhau thực hiện mọi biện pháp an toàn có thể nhằm ngăn chặn sự tái diễn", Bộ trưởng Giao thông vận tải Tetsuo Saito nói.
Ủy ban An toàn vận tải Nhật Bản (JTSB) cũng đang hợp tác với các cơ quan ở Pháp, nơi máy bay phản lực Airbus được thiết kế và Anh, nơi sản xuất hai động cơ Rolls-Royce, để điều tra vụ việc. Tại Canada, nơi chiếc Bombardier được sản xuất, cơ quan an toàn của nước này cho biết họ cũng sẽ tham gia.
Theo các nhà chức trách Nhật Bản, JTSB đã thu được máy ghi âm từ máy bay của lực lượng tuần duyên.
Ngoài ra, cảnh sát Tokyo cũng đang xem xét liệu có sự bất cẩn nào gây ra vụ va chạm hay không, sau khi nhiều chuyên gia khẳng định chắc chắn cho nhiều sai sót về an toàn trong vụ việc.
Phi công JAL nói không nhìn thấy máy bay tuần duyên
Hãng JAL cho biết các phi công trên chiếc máy bay chở khách trong vụ va chạm đã báo cáo với công ty rằng họ không nhìn thấy chiếc máy bay nhỏ trên đường băng. Theo đó, không ai trong số 3 phi công trên máy bay nhìn thấy máy bay nhỏ nên họ vẫn quyết định hạ cánh.
Tuy nhiên, JAL không nói rõ lý do tại sao các phi công không nhìn thấy máy bay tuần duyên. Các phi công của JAL dự kiến sẽ được các nhà điều tra Nhật Bản thẩm vấn về vụ va chạm.