Vì sao 'chớp mắt' đã hết kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ?

Trên các diễn đàn, dân mạng hụt hẫng vì ngày Tết trôi qua quá nhanh, phải trở lại với công việc. Thực tế, những khi vui vẻ, bận rộn, chúng ta có thể mất cảm giác về ngày tháng.

Nhiều người hụt hẫng khi chưa kịp chơi đã hết Tết, đi làm lại. Ảnh: Joakim Hall.

"Vậy là chưa đầy 24 tiếng nữa lại được lên văn phòng, gặp lại những đồng nghiệp thân yêu. Tết trôi nhanh như một cơn gió, chưa kịp hít đã mùi bánh chưng ở quê đã lại hít khói bụi thành phố" - một bài đăng trong group cộng đồng vào ngày 2/2, tức mùng 5 Tết, đã thu hút gần 5.000 lượt yêu thích.

Dưới bài đăng, hàng trăm dân mạng hào hứng chia sẻ cảm xúc chung khi "chưa kịp chơi đã hết Tết".

Một ngày trước khi trở lại với lịch làm việc chính thức sau nghỉ lễ, nhiều người không giấu được sự uể oải, có phần hụt hẫng.

"Nghĩ tới ngày mai, thay vì đi chúc Tết thì tôi lại bơi giữa dòng xe cộ tấp nập rồi", "Sau những ngày sống theo lịch 'mùng', chúng ta chính thức trở lại với lịch 'thứ'"... là những bình luận hài hước từ dân mạng.

Những ý kiến cho rằng năm nay Tết trôi qua nhanh như chớp. Nhiều người cảm thấy thời gian nghỉ lễ thậm chí vụt qua nhanh hơn khi năm nay mất một ngày nghỉ 30 Tết, khi đến 29 tháng Chạp đã là Giao thừa.

Thực tế, do hiệu ứng tâm lý và cảm xúc vui vẻ, thời gian trong các kỳ nghỉ lễ luôn có cảm giác trôi qua nhanh hơn hẳn ngày bình thường.

het Tet di lam lai anh 1

Những ngày Tết luôn trôi qua nhanh hơn ngày thường. Ảnh: Linh Huỳnh.

Theo The Guardian, cảm giác thời gian trôi nhanh hơn trong các kỳ nghỉ là một hiện tượng tâm lý phổ biến.

Một nghiên cứu của Ruth Ogden, giáo sư về Tâm lý học Thời gian tại Liverpool John Moores University, phát hiện rằng phần lớn người dân ở cả Anh và Iraq thực sự cảm thấy lễ Giáng sinh (hoặc Ramadan) đến và đi nhanh hơn mỗi năm.

Bên cạnh đó, cảm giác thời gian đang trôi nhanh hơn có thể đặc biệt gây căng thẳng khi năm mới đến gần. Nó khiến người ta cảm thấy mất kiểm soát, và hướng tâm trí vào tất cả những điều họ đã không kịp làm.

Thực tế, nhận thức về thời gian của con người rất kỳ lạ. Thời gian có thể nhanh hơn hoặc chậm lại tùy thuộc vào những gì chúng ta đang làm. Và nó có thể "co lại hoặc giãn ra" khi chúng ta nhìn lại.

Marc Wittmann, nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu các lĩnh vực biên giới về tâm lý và sức khỏe tâm thần ở Đức, gọi trải nghiệm chủ quan này là "thời gian cảm nhận" (felt time), trái ngược với "thời gian đồng hồ" (clock time) khách quan.

Khi chúng ta tham gia vào các hoạt động quen thuộc và lặp đi lặp lại, thời gian có xu hướng trôi qua nhanh hơn.

Ngược lại, những trải nghiệm mới mẻ và tạo ra nhiều kỷ niệm có thể làm chậm lại cảm nhận về thời gian.

het Tet di lam lai anh 2

Nhận thức về thời gian của con người rất kỳ lạ. Ảnh: 10tv.com.

Hiện tượng này liên quan đến việc hình thành ký ức và hoạt động của não bộ, đặc biệt là ở vùng hippocampus.

Các hoạt động kích thích cảm xúc và sự chú ý, như du lịch, hòa mình vào thiên nhiên và thực hành chánh niệm, có thể tăng cường sự phong phú của ký ức, từ đó kéo dài cảm nhận chủ quan về thời gian.

Ngược lại, những hoạt động thiếu sự tham gia tinh thần, như sử dụng mạng xã hội quá mức, thường khiến thời gian trôi qua mà không để lại dấu ấn.

Khi chúng ta tiến gần đến năm mới, tập trung vào những trải nghiệm ý nghĩa thay vì những quyết tâm cứng nhắc có thể giúp chúng ta cảm nhận thời gian một cách dễ chịu hơn.

Mọi người đều biết rằng thời gian trôi nhanh khi chúng ta vui vẻ và chậm chạp khi chúng ta buồn chán.

Nhưng khi chúng ta nhìn lại những khoảng thời gian buồn tẻ, ngày tháng hòa trộn và mờ nhạt trong tâm trí chúng ta. Điều này làm méo mó cảm giác về độ dài của thời gian, khiến khoảng thời gian đó có vẻ ngắn hơn.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.