Cảm giác giật mình, lo sợ, bất an ập tới khi thông tin nhóm "đại tá PHẠM QUANG HUY (phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an)
Vụ 'quái xế' tông chết cô gái: Nhiều phụ huynh... giật mình
Phụ huynh giật mình vì đã từng xuê xoa, chiều con, cho con đua đòi chạy xe máy đi chơi (nhất là chơi đêm). Cũng có người giật mình lo sợ khi để con mình tự đi xe máy vào buổi tối, không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Ám ảnh đoàn xe phóng nhanh, lạng lách
Cảnh sát xác định 0h15 ngày 3-11, chị N.H.Q. (27 tuổi) chạy xe máy dừng chờ đèn đỏ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu. Lúc này một đoàn gồm 25 - 30 xe đi hướng Trần Hưng Đạo - ga Hà Nội với tốc độ cao lao tới.
Trong đó, N.H.N. (sinh năm 2005) lái xe Vision màu xám chở theo N.P.A. (sinh năm 2005) đi với tốc độ nhanh, không chú ý quan sát nên đã tông phải chị N.H.Q., làm chị Q. ngã ra đường.
Lực lượng cảnh sát giao thông đội tuần tra dẫn đoàn lập biên bản học sinh vi phạm vào đầu tháng 10-2024 - Ảnh: MINH HÒA
Để nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho học sinh thì trước hết các bậc phụ huynh cần phải là tấm gương tốt về chấp hành quy định về an toàn giao thông cho con em mình noi theo, cần dành thời gian quan tâm dạy dỗ, chỉ ra cho các em thấy hậu quả từ việc không chấp hành Luật Giao thông.
Các bậc phụ huynh cũng cần cương quyết trong việc không giao xe hoặc để cho con em mình điều khiển xe khi chưa đủ độ tuổi cũng như chưa có giấy phép lái xe theo quy định.
Chị T. (ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM), một phụ huynh có con đang là lứa tuổi học sinh, cho biết hiện nay chị ra đường vẫn thường xuyên bắt gặp hình ảnh các em học sinh chạy xe phân khối không phù hợp lứa tuổi, không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang...
"Có lần tôi đang chở con đi học trên đường, một tốp học sinh chạy xe máy không phù hợp với lứa tuổi học sinh dàn hàng ba chạy qua, những cháu này mải mê trò chuyện mà xém chút nữa quẹt tay lái xe tôi", chị T. chia sẻ.