WC phi giới tính gây tranh cãi ở Nhật Bản

Một mặt, các buồng WC chung cho mọi giới được ủng hộ vì có lợi cho cộng đồng LGBT. Tuy vậy, nó làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của nữ giới khi đi vệ sinh ở nơi công cộng.

Ngày 14/4, khu phức hợp tháp Tokyu Kabukicho được khai trương ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản). Địa điểm này cao 53 tầng, là nơi tụ họp của các khách sạn, nhà hàng, quán bar, trung tâm giải trí, rạp chiếu phim...

Song, kể từ khi mở cửa, thứ gây chú ý nhất tại nơi này là nhà vệ sinh không phân biệt giới tính của tòa nhà, Japan Today đưa tin.

Giống như nhiều nơi trên thế giới, việc lắp đặt toilet phi giới tính trở thành chủ đề tranh luận ở Nhật Bản. Trong đó, trọng tâm xoay quanh việc nên đặt việc tôn trọng quyền của cộng đồng LGBT lên trước hay chuyện bảo vệ không gian của phụ nữ quan trọng hơn.

nha ve sinh nhat ban anh 1

Thiết kế ban đầu của buồng WC chung tại tháp Tokyu Kabukicho. Ảnh: Japan Today.

Lý lẽ thứ hai có căn cứ vì tại xứ hoa anh đào, hành vi trộm cắp quần lót, lén chụp ảnh dưới váy hay lắp đặt camera quay lén ở nhà vệ sinh nữ vẫn là vấn nạn phổ biến và chưa có biện pháp giải quyết triệt để.

Do đó, việc tòa tháp để phòng WC chung giới tính ở 3 trên 4 tầng hầm nhanh chóng làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của nữ giới khi đến địa điểm này. Trong đó, phòng vệ sinh lớn nhất nằm ở tầng 2, nơi có nhiều nhà hàng, quán rượu theo phong cách nhậu kiểu Nhật izakaya.

Buồng WC ở đây gồm 2 loại phòng, gồm buồng vệ sinh nam và buồng cho các giới tính khác. Thiết kế này chia đôi dư luận và gây ra làn sóng phản đối với công chúng.

Một bên, những người ủng hộ vì cách tiếp cận cởi mở và có tư duy tiến bộ về khách hàng.

Số khác cho rằng tòa nhà có thể tránh khỏi những chỉ trích không đáng có mà vẫn làm hài lòng số đông bằng cách thiết lập 3 loại phòng riêng biệt, cho nam, nữ giới và những người thuộc giới tính khác.

nha ve sinh nhat ban anh 2

Vách ngăn được dựng lên đi kèm chỉ dẫn, sau khi phòng vệ sinh phi giới tính hứng chịu nhiều chỉ trích. Ảnh: Japan Today.

Sau khi nhận phải nhiều lời phàn nàn, ban quản lý tòa tháp đưa ra quyết định quay lại thiết kế ban đầu.

Hiện tại, phòng WC được dựng vách ngăn phân chia nhà vệ sinh nam và nữ, về cơ bản hoạt động như các WC thông thường khác, khiến cái tên nhà "phi giới tính" ban đầu trở nên sai lệch.

Tháng 3, nhà hát lâu đời Lyric Hammersmith ở London (Anh) cũng chịu chỉ trích sau khi đưa vào sử dụng dãy nhà vệ sinh cho mọi giới.

Các khán giả nữ đến xem biểu diễn nghệ thuật đều “cảm thấy không thoải mái” trong một toilet đặt 5 bồn đi tiểu nam và duy nhất một buồng có bồn cầu cho nữ giới.

“Tôi phải đi ngang qua hết chỗ nam giới đi vệ sinh mới đến được nơi mình cần đến. Không gian ở đây quá thiếu sự riêng tư", một khán giả nữ phàn nàn.

Ngoài Nhật Bản, nhà vệ sinh công cộng không phân biệt giới tính cũng được nhiều quốc gia khác áp dụng như Trung Quốc, Thái Lan, New Zealand...

Đây được xem như một bước tiến bộ trong việc chống phân biệt, đối xử với người đồng tính và chuyển giới trong cộng đồng LGBT. Ngoài ra, kiểu WC này còn có tác dụng giúp đỡ các ông bố, bà mẹ khi đưa con nhỏ đi vệ sinh ở ngoài.

Tình huống khó xử thường xảy ra trong nhà vệ sinh công cộng khi con gái cùng bố, con trai nhỏ tuổi cần mẹ dẫn theo hay những người khuyết tật phải ngồi xe lăn và có người nhà đi cùng trợ giúp.

Tại sao tình dục lại thú vị

Khi bước vào một căn phòng toàn những người xa lạ, chúng ta có thể cảm nhận được ai gây ấn tượng với mình chỉ dựa vào hình thức bên ngoài, nhờ vào “sự hấp dẫn giới tính", bao gồm những dấu hiệu về tuổi tác, giới tính, tình trạng sinh sản và phẩm chất của mỗi cá nhân, cùng với đó là các đáp ứng kích thích được lập trình đối với những đặc tính tình dục và cả những đặc điểm khác nữa.