Xây 14 triệu điểm sạc xe điện chỉ trong vài năm, xuyên thủng 11km dưới lòng đất: Trung Quốc trỗi dậy, loại Mỹ khỏi ‘cuộc chơi’, vẽ lại toàn bộ động lực thị trường năng lượng

"Cai nghiện" dầu mỏ, thúc đẩy mạnh ngành công nghiệp "xanh", đây là cách Trung Quốc loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào phương Tây.

Xây 14 triệu điểm sạc xe điện chỉ trong vài năm, xuyên thủng 11km dưới lòng đất: Trung Quốc trỗi dậy, loại Mỹ khỏi ‘cuộc chơi’, vẽ lại toàn bộ động lực thị trường năng lượng- Ảnh 1.

Trong suốt nhiều thập kỷ, cơn khát dầu mỏ của Trung Quốc đã là động lực thúc đẩy nhu cầu năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên, chiến dịch toàn diện của chính phủ nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch đang dần chạm tới một cột mốc quan trọng: tiêu thụ dầu của Trung Quốc dự kiến đạt đỉnh vào năm 2027, sau đó bắt đầu giảm dần.

Từ lâu, mối lo ngại lớn nhất của Bắc Kinh là khả năng Mỹ và các đồng minh phong tỏa nguồn cung dầu thô nhập khẩu, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh năng lượng quốc gia. Phản ứng trước nguy cơ đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động cuộc “cách mạng năng lượng” quy mô lớn, với định hướng: “Bát cơm năng lượng phải nằm trong tay chúng ta”.

Xây 14 triệu điểm sạc xe điện chỉ trong vài năm, xuyên thủng 11km dưới lòng đất: Trung Quốc trỗi dậy, loại Mỹ khỏi ‘cuộc chơi’, vẽ lại toàn bộ động lực thị trường năng lượng- Ảnh 2.

Hàng trăm tỷ USD đã được đầu tư vào hai mũi nhọn: khôi phục sản lượng dầu trong nước và xây dựng ngành công nghiệp xe điện (EV) hàng đầu thế giới.

Kết quả là, từ năm 2018 đến 2024, sản lượng dầu trong nước tăng 13%, đạt khoảng 4,3 triệu thùng/ngày. Dù Trung Quốc vẫn nhập khẩu khoảng 11 triệu thùng/ngày, chiếm gần 70% nhu cầu tiêu dùng, nhưng xu hướng tiêu thụ đang thay đổi rõ rệt.

Năm 2023, gần một nửa lượng ô tô cá nhân bán ra tại Trung Quốc là xe điện hoặc hybrid, trong khi con số này chỉ là 6% vào năm 2020. Lượng xe taxi chạy xăng như Volkswagen hay Hyundai đang được thay thế dần bằng xe điện nội địa.

Xây 14 triệu điểm sạc xe điện chỉ trong vài năm, xuyên thủng 11km dưới lòng đất: Trung Quốc trỗi dậy, loại Mỹ khỏi ‘cuộc chơi’, vẽ lại toàn bộ động lực thị trường năng lượng- Ảnh 3.

Dưới góc nhìn toàn cầu, sự chuyển hướng của Trung Quốc đang làm rung chuyển thị trường năng lượng thế giới. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã hạ dự báo nhu cầu dầu của Trung Quốc giai đoạn 2028–2030 hơn 1 triệu thùng/ngày so với ước tính năm trước.

Các nước xuất khẩu dầu buộc phải điều chỉnh chiến lược. Nga phải bán dầu cho Trung Quốc với giá ưu đãi để duy trì thị phần. Ả Rập Xê-út đầu tư vào các nhà máy lọc dầu Trung Quốc nhằm đảm bảo hợp đồng dài hạn. Trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 3, CEO của Saudi Aramco đã ca ngợi Trung Quốc là “ốc đảo ổn định giữa thế giới hỗn loạn”.

Xây 14 triệu điểm sạc xe điện chỉ trong vài năm, xuyên thủng 11km dưới lòng đất: Trung Quốc trỗi dậy, loại Mỹ khỏi ‘cuộc chơi’, vẽ lại toàn bộ động lực thị trường năng lượng- Ảnh 4.

Cột mốc lịch sử đến vào năm 2013, khi Trung Quốc chính thức vượt Mỹ trở thành quốc gia nhập khẩu ròng dầu lớn nhất thế giới. Chủ tịch Tập Cận Bình đã yêu cầu đội ngũ kinh tế lập tức tiến hành “cuộc cách mạng năng lượng” nhằm giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn dầu Trung Đông cũng như mối nguy về địa chiến lược tại eo biển Malacca - điểm nghẽn nơi 80% lượng dầu và khí đốt Trung Quốc đi qua, dễ bị phong tỏa bởi hải quân Mỹ nếu xung đột xảy ra.

Cuộc chuyển dịch bắt đầu bằng hàng loạt chính sách hỗ trợ xe điện. Chính phủ Trung Quốc đã bơm khoảng 231 tỷ USD vào ngành công nghiệp xe điện từ năm 2009 đến 2023, miễn thuế tiêu thụ 10% cho người mua xe điện, thúc đẩy gần 500 công ty gia nhập thị trường, từ những tập đoàn lớn đến các startup non trẻ. Dù nhiều hãng phá sản, nhưng động lực phát triển vẫn tiếp tục nhờ đòn bẩy lớn nhất là Tesla.

Việc Tesla mở nhà máy tại Thượng Hải cuối năm 2019, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của chính quyền địa phương, đã thay đổi cách người Trung Quốc nhìn nhận xe điện.

Xây 14 triệu điểm sạc xe điện chỉ trong vài năm, xuyên thủng 11km dưới lòng đất: Trung Quốc trỗi dậy, loại Mỹ khỏi ‘cuộc chơi’, vẽ lại toàn bộ động lực thị trường năng lượng- Ảnh 5.

“Lần đầu tiên, người tiêu dùng trong nước thấy một chiếc ô tô điện thực sự hấp dẫn, hiện đại và đáng mơ ước,” theo chuyên gia Michael Dunne. Sự lan tỏa của Tesla kéo theo làn sóng đầu tư vào hạ tầng sạc điện, với hơn 14 triệu điểm sạc được lắp đặt trên toàn quốc tính đến tháng 5/2024 - gấp 9 lần năm 2020. Trong khi đó, Mỹ hiện chỉ có khoảng 230.000 điểm sạc công cộng và tư nhân được ghi nhận.

Chính quyền các thành phố như Thượng Hải tặng biển số miễn phí cho người mua xe điện trong khi đấu giá biển số xe xăng với giá hơn 10.000 USD. Các tuyến xe buýt sử dụng diesel được thay thế bằng xe điện. Đến năm 2023, hơn 80% xe buýt đô thị ở Trung Quốc đã là xe điện hoặc hybrid.

Xây 14 triệu điểm sạc xe điện chỉ trong vài năm, xuyên thủng 11km dưới lòng đất: Trung Quốc trỗi dậy, loại Mỹ khỏi ‘cuộc chơi’, vẽ lại toàn bộ động lực thị trường năng lượng- Ảnh 6.

Những “đại gia” như CATL và BYD hiện dẫn đầu thế giới về công nghệ pin, với khả năng sạc đầy trong 5 phút. Nhà máy của hãng Zeekr, cách nhà máy Tesla chưa đầy 160 km, đang vận hành hơn 800 robot tự động hóa toàn bộ quy trình sản xuất, từ hàn đến lắp ráp. Mẫu Zeekr 001 có thể đi tới 750 km mỗi lần sạc, vượt xa mức trung bình của EV tại Mỹ.

Dù thị trường trong nước đang có dấu hiệu bội cung, dẫn đến cuộc chiến giá khốc liệt, nhưng xuất khẩu EV của Trung Quốc tăng vọt, đồng thời gây ra căng thẳng thương mại mới với Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn duy trì lợi thế công nghệ, giá thành và tốc độ triển khai.

Xây 14 triệu điểm sạc xe điện chỉ trong vài năm, xuyên thủng 11km dưới lòng đất: Trung Quốc trỗi dậy, loại Mỹ khỏi ‘cuộc chơi’, vẽ lại toàn bộ động lực thị trường năng lượng- Ảnh 7.

Dù thúc đẩy mạnh mẽ năng lượng sạch, Trung Quốc vẫn không ngừng đầu tư vào khai thác dầu trong nước, với mục tiêu duy trì năng lượng nội địa. Truyền thống này bắt đầu từ thời cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông, khi ông huy động hàng chục nghìn lao động tìm dầu ở đông bắc Trung Quốc. Giếng dầu Đại Khánh - phát hiện năm 1959, đã trở thành biểu tượng lịch sử, nhưng sản lượng tại các mỏ truyền thống không theo kịp nhu cầu sau cải cách kinh tế.

Sau giai đoạn tạm ngưng mở rộng khai thác, năm 2018, Chủ tịch Tập trực tiếp chỉ đạo tăng cường sản xuất dầu nội địa. Ba ông lớn dầu khí quốc doanh đã đầu tư thêm 10 tỷ USD chỉ trong 1 năm, tập trung vào Biển Đông, Bột Hải và bồn địa Tarim - vùng sa mạc được mệnh danh là “biển chết” vì điều kiện khắc nghiệt.

Xây 14 triệu điểm sạc xe điện chỉ trong vài năm, xuyên thủng 11km dưới lòng đất: Trung Quốc trỗi dậy, loại Mỹ khỏi ‘cuộc chơi’, vẽ lại toàn bộ động lực thị trường năng lượng- Ảnh 8.

Làm chủ loạt công nghệ mới giúp Trung Quốc tiến nhanh hơn trong cuộc đua với các siêu cường.

Tập đoàn CNOOC tăng tốc khoan thăm dò, hợp tác với Huawei để số hóa toàn bộ hoạt động bằng hàng chục nghìn cảm biến dữ liệu. Tính đến năm 2023, 50% tăng trưởng sản lượng dầu của Trung Quốc đến từ mỏ Bột Hải, trong khi sản lượng ở Biển Đông tăng hơn 25% so với năm 2020.

Tại bồn địa Tarim, nơi mùa hè có thể vượt 48 độ C và mùa đông xuống -20 độ, PetroChina đã khoan 193 giếng sâu trên 8 km, tương đương chiều cao đỉnh Everest. Giếng khoan Shenditake 1 đạt độ sâu gần 11 km, là giếng khoan thẳng sâu thứ 2 thế giới.

“Tiến sâu vào lòng đất là con đường duy nhất để duy trì sản lượng dầu khí trong tương lai,” Phó tổng giám đốc PetroChina, ông Hà Giang Xuyên khẳng định.

Từ việc cắt giảm nhập khẩu dầu, đẩy mạnh sản xuất nội địa, Trung Quốc đang kiến tạo một mô hình năng lượng mới đầy tham vọng. Thay vì phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài, Bắc Kinh đang tái thiết một hệ sinh thái năng lượng có khả năng chống chịu và tự chủ cao. Sự thay đổi này không chỉ tác động tới nội bộ nền kinh tế Trung Quốc, mà còn làm dịch chuyển động lực của thị trường năng lượng toàn cầu.

Tham khảo WSJ