150 năm trường xưa Chasseloup Laubat - Lê Quý Đôn - Kỳ 2: Lẫy lừng tên tuổi

Trường Chasseloup Laubat (Lê Quý Đôn) được thành lập và nhận các học trò người Đông Dương trong mục đích ấy, nhưng giáo dục luôn là những giá trị độc lập và mạnh mẽ...

150 năm trường xưa Chasseloup Laubat - Lê Quý Đôn - Kỳ 2: Lẫy lừng tên tuổi - Ảnh 2.

Một lớp học thầy Nguyễn Ngọc Hy (giữa) chủ nhiệm năm 1973 - Ảnh: Tư liệu

Giữa những mục đích chính trị và kinh tế của công cuộc khai thác và xây dựng thuộc địa, giáo dục được coi là một trong những khía cạnh tinh thần của sứ mệnh khai hóa. Trường Chasseloup Laubat được thành lập và nhận các học trò người Đông Dương trong mục đích ấy, nhưng giáo dục luôn là những giá trị độc lập và mạnh mẽ...

Lương tri nhà giáo

Cụ Vương Hồng Sển ghi lại cho hậu bối đời sau biết về trường lớp và các giáo viên thời cụ học Chasseloup Laubat từ 1919-1923: "... Một hôm, giáo sư dạy sử lớp tôi mắc việc riêng không đến dạy, đốc học Bouault thay thế, hỏi chúng tôi đã học đến đoạn nào. Trả lời: đoạn nói về cuộc cách mạng Pháp 1789. 

Ông cười xoa tay bảo cất hết giấy vở, căn dặn không cho ghi chép những gì ông nói ra, đoạn suốt một giờ ròng rã, ông thao thao bất tuyệt diễn giảng còn rành rọt hơn trong sách, nghe mê như mật rót vào tai. Đoạn ông xách nón ra cửa chào, kết luận: 

150 năm trường xưa Chasseloup Laubat - Lê Quý Đôn - Kỳ 2: Lẫy lừng tên tuổi - Ảnh 1.

Hàng cây cổ thụ sân trường đã 150 năm tỏa bóng, che mát cho các cô cậu học trò - Ảnh: thầy Lê Anh Tuấn, Trường THPT Lê Quý Đôn

"Chúng em còn nhỏ, sau này muốn độc lập thì phải tranh đấu cho đến kỳ cùng. Mặc cho chúng nó là bọn cai trị sẽ không bằng lòng, chứ nhà giáo có lương tâm như chúng tôi không có quyền che giấu sự thật và chỉ muốn có sự công bằng". Thật là một lời nói vàng ngọc và chí tình, đáng ghi vào phế phủ...".

Trong danh sách rất dài những

Thầy trò trường Lê Quý Đôn đến thăm bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng những năm 1990 và thẻ chứng nhận của trò Nguyễn Văn Hưởng trường Chasseluop Laubat năm 1926 - Ảnh: Tư liệu

Tác phẩm Đông Dương, một nền thuộc địa nhập nhằng 1858-1954 của ông được xuất bản tại Việt Nam năm 2022 gây nhiều tiếng vang trong giới sử học; ông được quỹ Phan Châu Trinh trao giải thưởng Việt Nam học năm 2018.

Những nhà giáo có lương tâm ấy đã truyền đến cho học trò An Nam, Đông Dương của mình những giá trị Pháp thật sự: tinh thần nhân bản, bình đẳng, tự do, tâm hồn cởi mở, ham học hỏi, bất chấp thân phận của một dân tộc bị trị. 

Và từ bài học dành cho cả đời người ấy, học trò người Việt đã học để tiếp thu tri thức thời đại và giữ cho mình một tinh thần dân tộc thật vững vàng, sâu sắc, thiết tha. Trường có những học trò chói sáng như Nguyễn An Ninh, viết tiếng Pháp trên đất Pháp: "Hẳn không phải để làm một điều nhân nghĩa mà nước Pháp đã vượt qua 14.000 cây số để sang Đông Dương. 

150 năm trường xưa Chasseloup Laubat - Lê Quý Đôn - Kỳ 2: Lẫy lừng tên tuổi - Ảnh 4.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Hy (trái) thăm học giả Vương Hồng Sển (phải) - Ảnh: Tư liệu

Nước Pháp là nước ban bố tự do và quyền công dân Pháp cho những người mới hôm qua là nô lệ và chính nước Pháp đó ở Đông Dương lại đặt ách nô lệ lên cổ một dân tộc tự do... Chúng ta sinh ra vào một thời đại mà nhiệm vụ đòi hỏi ở ta quá nặng nề vượt quá sức của ta. Chúng ta có bổn phận phải hy sinh để xây dựng một tương lai mà ta không kịp nhìn thấy. Chúng ta sinh ra trong một nòi giống đã luôn luôn phải trả giá rất đắt cho quyền được sống của mình".

Những tác phẩm về lịch sử Sài Gòn của nhà sử học Trần Văn Giàu, một học trò Chasseloup Laubat năm 1926-1928, ghi lại rất nhiều cuộc bãi khóa lớn của học trò trường này: năm 1919 - bãi khóa hưởng ứng cuộc bãi công của thủy thủ tàu Pháp ở cảng Sài Gòn; 1925 - bãi khóa ủng hộ công nhân Ba Son đình công; 1926 - bãi khóa dự đám tang nhà yêu nước Phan Châu Trinh; 1950 - bãi khóa ngày đám tang trò Trần Văn Ơn... Bút tích của GS Trần Văn Giàu trong sổ lưu niệm: "Trong quá khứ của nó, trường đã góp sức đào tạo ra một số người yêu nước có lập công trạng cho nước nhà". Ông đã không viết tiếp rằng trong số những người ấy có ông.

150 năm trường xưa Chasseloup Laubat - Lê Quý Đôn - Kỳ 2: Lẫy lừng tên tuổi - Ảnh 5.

150 năm trường xưa Chasseloup Laubat - Lê Quý Đôn - Kỳ 2: Lẫy lừng tên tuổi - Ảnh 6.

Phòng truyền thống của trường có một “hành lang lịch sử” được dùng để vinh danh các cựu học sinh có nhiều đóng góp cho xã hội, đất nước - Ảnh: P.VŨ

Hồn Việt của "trò Tây"

Những năm 1960, phong trào "Việt hóa giáo dục" được một số người khởi xướng. Các "trường Tây" bị phê phán rằng đã đào tạo ra những trí thức lai căng, không nói không viết rành tiếng Việt.

Sau phong trào ấy, năm 1967 Trường Jean Jacques Rousseau (tức Chasseloup Laubat đổi tên năm 1954) một lần nữa đổi tên thành Lê Quý Đôn và được trả về cho Bộ Giáo dục quản lý. Vậy nhưng có thật là trong hơn 90 năm thuộc sự quản lý của người Pháp, trường đào tạo ra những trí thức lai căng?

Những năm diễn ra phong trào này thì nhà văn Hồ Biểu Chánh - tiểu thuyết gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam - đã mất rồi, nếu không chắc hẳn ông sẽ lên tiếng. 

Ông chính là một học trò của Chasseloup Laubat từ những năm đầu thế kỷ (học xong năm 1905) và hàng trăm

Thầy trò trường Lê Quý Đôn thăm giáo sư Trần Văn Giàu - Ảnh: Tư liệu

Những xung đột giữa quan điểm cũ - mới trong gia đình, trong xã hội... Trên tường Hồ Biểu Chánh - An Tất Viên (Gò Vấp, TP.HCM), gia đình treo đinh ninh lời dặn dò của ông: "Ba nói với các con rằng sự nghiệp của ba còn lại cho các con hiện thời chỉ có một tấm gương thẳng ngay và trong sạch mà thôi. 

Theo con mắt của người đời nay thì tấm gương ấy dường như mất giá nhưng nếu ngó ra xa một chút thì con sẽ thấy phú quý trong tay rực rỡ ít vững bền, còn đạo đức tuy im đềm song vui vẻ".

Một niềm tự hào khác của Trường Chasseloup Laubat là doanh nhân Trương Văn Bền (tốt nghiệp tại trường năm 1896), người nổi tiếng với những chủ trương và chiêu thức kinh doanh đậm lòng tự tôn dân tộc. 

Từ chối làm việc cho Pháp, ông sử dụng kiến thức mở nhà máy xay xát gạo, sản xuất dầu ăn, dầu công nghiệp, sản xuất xà bông... tạo việc làm cho hàng ngàn bà con mình. Ông kể về nhãn hiệu Xà bông Việt Nam (thường gọi là xà bông Cô Ba): 

"Tôi đang tìm kiếm tên nào kêu, dễ gọi, dễ nhớ để đặt tên cho xà bông mà chưa kiếm ra. Ngoài Bắc, khởi nghĩa Yên Bái thất bại, mười người như một, trước khi đút đầu vô máy chém đều bình tĩnh hô to: "Việt Nam vạn tuế" gây một luồng dư luận sôi nổi ở trong nước và thế giới. Tôi liền lấy tên Việt Nam đặt cho xà bông để nêu lòng ái quốc đang bồng bột ở trong xứ. Xà bông Việt Nam là của người Việt làm cho người Việt, người Việt yêu nước phải dùng đồ Việt Nam".

Trong ký sự Một tháng ở Nam Kỳ (1918), ông Phạm Quỳnh viết: "Ông Trương Văn Bền là một nhà công nghiệp ở Chợ Lớn, đem xe hơi ra đón các phái viên Bắc Kỳ về xem nhà máy dầu và nhà máy gạo của ông. Xem qua cái công cuộc ông gây dựng lên, to tát như thế mà chúng tôi thấy hứng khởi trong lòng, mong mỏi cho đồng bào ta ngày một nhiều người như ông...".

Những người ấy nay hiện diện trên một bức tường của phòng truyền thống nhà trường: giáo sư Trần Văn Giàu, người đã sang Pháp học với quyết tâm lấy hai bằng tiến sĩ nhưng rồi lại quay về để làm một nhà cách mạng, chỉ huy Cách mạng tháng tám ở Sài Gòn giành độc lập, rồi lại quay về với sách vở bút nghiên.

Kỹ sư Lưu Văn Lang, người từng hai lần lập bản kiến nghị thu hàng ngàn chữ ký đòi Chính phủ Pháp trao trả độc lập và tái lập hòa bình cho Việt Nam, chủ tịch danh dự của phong trào hòa bình; chí sĩ Nguyễn An Ninh, được mệnh danh là "người thức tỉnh một thế hệ"; nhân sĩ Cao Triều Phát, Phan Văn Chương, bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, kỹ sư Kha Vạng Cân, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp... những người đã từ chối mọi đãi ngộ của chính quyền Pháp, từ bỏ cuộc sống thành đạt tầng lớp trên để tham gia kháng chiến giành độc lập; lại có những liệt sĩ anh hùng như Đỗ Ngọc Thạnh, đại tá Phạm Ngọc Thảo đi vào huyền thoại của lịch sử...

***************

Một trong những góc check-in, chụp ảnh do nhà trường chuẩn bị dành riêng cho cựu giáo chức - cựu học sinh được yêu thích nhất là tấm background với hàng chữ thật to: "Nhà tôi bao đời học Lê Quý Đôn".

>> Kỳ tới: "Nhà tôi bao đời học Lê Qúy Đôn"

150 năm trường xưa Chasseloup Laubat - Lê Quý Đôn - Kỳ 2: Lẫy lừng tên tuổi - Ảnh 3.150 năm trường xưa Chasseloup Laubat - Lê Quý Đôn - Kỳ 1: 150 năm - trường Tây người Ta

Những ngày nghỉ Tết Ất Tỵ bắt đầu, Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) cũng vào mùa lễ hội kỷ niệm 150 năm ngày thành lập.