Theo truyền thông Anh ngày 24-12, giờ địa phương, Bộ Nội vụ nước này cho biết đã thực hiện gần 1.000 chuyến kiểm tra Anh đặt mục tiêu trục xuất hơn 14.000 người nhập cư trái phépĐỌC NGAY
Anh truy quét các tiệm nail, sửa xe... bắt gần 800 lao động bất hợp pháp
Đợt truy quét lao động bất hợp pháp tại thủ đô London của Anh nhắm vào các tiệm sửa xe, tiệm làm nail, siêu thị và công trường xây dựng.
Không chỉ ở thủ đô, Anh cũng triển khai các đợt truy quét ở miền đông, thực hiện 132 vụ bắt giữ và thông báo phạt dân sự 94 cơ sở; và tại khu vực Midlands ở miền trung, thực hiện 427 vụ bắt giữ và báo phạt dân sự 305 cơ sở.
Chiến dịch truy quét ở các khu vực khác cũng dẫn đến hàng trăm vụ bắt giữ.
Các quan chức Anh cho biết đợt truy quét đặc biệt nhắm vào các tiệm sửa xe, tiệm làm móng, siêu thị và công trường xây dựng tình nghi thuê lao động bất hợp pháp, bắt họ làm việc trong điều kiện tồi tệ với lương dưới mức tối thiểu.
Theo chính quyền London, hoạt động lần này nhằm triệt bỏ những ảo tưởng mà bọn buôn người dùng để lừa những người nhập cư bất hợp pháp liều mình vượt qua eo biển Manche giữa Pháp và Anh.
"Chúng tôi biết những người đến Anh và cuối cùng làm việc bất hợp pháp trong điều kiện tồi tệ thường bị lừa dối bởi thông tin sai lệch về khả năng mà họ có thể sống và làm việc tại đây. Điều này tạo ra sự hấp dẫn khiến mọi người liều mạng băng qua eo biển Manche trên một chiếc thuyền nhỏ - chúng ta phải ngăn chặn điều đó", Bộ trưởng An ninh biên giới, Hạ nghị sĩ Dame Angela Eagle nhấn mạnh.
Sự việc này xảy ra sau khi một quan chức cấp cao của Bộ Nội vụ Anh hồi đầu tháng này đã cảnh báo việc người Anh đến những tiệm làm móng, thợ cắt tóc hoặc rửa xe chỉ nhận tiền mặt đang "làm gia tăng vấn đề di cư bất hợp pháp".
Đầu năm nay, các tiệm cắt tóc cũng bị cáo buộc là bình phong cho nạn buôn người, ma túy và lao động nô lệ. Số lượng thợ cắt tóc hoạt động tại Anh đã tăng vọt trong những năm gần đây.
Và theo thanh tra cảnh sát Charlotte Tucker của Sở Cảnh sát Wiltshire, các cơ sở ở London cung cấp dịch vụ cắt tóc "thực sự rẻ" với giá 10 bảng Anh có thể là tín hiệu cho thấy cơ sở này có thể đang được điều hành bởi một băng đảng tội phạm.
Hơn 30.000 người đã vượt eo biển Manche bằng thuyền nhỏ trong năm nay, trong đó Việt Nam là nhóm lớn thứ tư, sau Afghanistan, Iran và Syria, với 3.307 người vào Anh từ đầu năm tính đến tháng 9-2024.
Theo Đài BBC, nhiều người di cư Việt Nam nói rằng họ đến Anh để tìm việc làm vì doanh nghiệp phá sản và nợ nần.
Các chuyên gia cho rằng trước tiên họ thường tiếp cận châu Âu bằng cách tận dụng hệ thống thị thực lao động hợp pháp ở Hungary và các khu vực khác của Đông Âu. Theo giới chuyên gia, nhiều người làm việc bất hợp pháp trong các tiệm làm móng ở Anh là nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại.