Boeing nỗ lực tìm lại hào quang đã mất

Trong những ngày đầu tiên của năm 2025, nhà sản xuất máy bay Mỹ Boeing tuyên bố đang đi đúng hướng theo kế hoạch nhằm cải thiện chất lượng và an toàn của các máy bay do họ sản xuất.

Boeing nỗ lực tìm lại hào quang đã mất - Ảnh 1.

Một chiếc máy bay Boeing 737 MAX - Ảnh: AFP

Những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2024, hãng sản xuất máy bay Boeing nỗ lực tìm lại hào quang đã mất - Ảnh 2.Boeing nỗ lực tìm lại hào quang đã mất - Ảnh 3.Boeing ‘chào hàng’ Việt Nam nhiều vũ khí, khí tài mớiĐỌC NGAY

Có xoay chuyển được tình thế?

Trả lời báo Seattle Times, một số chuyên gia theo dõi các vấn đề của Boeing nhận định công ty này có thể phải mất hơn một năm để có thể khôi phục danh tiếng cũng như xây dựng lại lòng tin của công chúng.

"Việc khôi phục và đưa một thương hiệu quay trở lại với công chúng khó hơn nhiều so với việc "hạ bệ" một thương hiệu. Trong nhiều năm liền, Boeing nổi tiếng bởi họ luôn chú trọng đến từng chi tiết nhỏ. Thế nhưng, đó cũng là nơi họ đánh mất phương hướng", giáo sư chuyên ngành kinh doanh tại Đại học Seattle Mathew Isaac nói về hãng sản xuất máy bay Mỹ.

Kể từ sự cố chiếc Boeing 737 MAX "đánh rơi" cửa thoát hiểm ở độ cao gần 5.000m, hãng sản xuất máy bay này đã sa thải nhiều lãnh đạo cấp cao, trong đó bao gồm người đứng đầu chương trình sản xuất dòng máy bay 737 MAX Ed Clark, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Boeing Commercial Airplanes Stan Deal, Giám đốc mảng hàng không vũ trụ và quốc phòng của Boeing Ted Colbert và Phó chủ tịch cấp cao phụ trách chất lượng Elizabeth Lund.

Một số nhà lãnh đạo hàng đầu của Boeing cũng lần lượt thông báo từ chức gồm CEO Dave Calhoun, Chủ tịch hội đồng quản trị Larry Kellner.

Đến tháng 8-2024, cựu chủ tịch kiêm CEO tập đoàn công nghệ thông tin và điện tử hàng không Rockwell Collins Kelly Ortberg đã tiếp quản vị trí CEO của Boeing. Nhiều nhà quan sát chuyên theo dõi ngành công nghiệp hàng không nhận định việc Boeing bổ nhiệm một cựu kỹ sư điện tử hàng không vào vị trí hàng đầu của hãng cho thấy Boeing đang cố gắng tập trung vào sản xuất máy bay.

Giáo sư Isaac hy vọng tinh thần năng nổ, "sẵn sàng xắn tay áo lao vào làm việc" của CEO Ortberg cũng như việc ông mạnh dạn thừa nhận những thiếu sót của hãng sẽ giúp Boeing làm việc hiệu quả hơn.

Theo ông Isaac, bước đầu để một thương hiệu khôi phục danh tiếng là thương hiệu đó phải cam kết sẽ trung thực và thẳng thắn giải thích những vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai.

Kiên cường sản xuất máy bay

Theo Hãng tin Reuters, hành trình tìm lại những gì đã mất của Boeing sẽ gặp không ít thách thức khi hàng loạt công nhân của hãng đình công khiến các hoạt động sản xuất bị đình trệ hơn 12 tuần. Hơn nữa, các cơ quan quản lý của Mỹ đã giới hạn số lượng máy bay mà hãng sản xuất ở mức 38 chiếc một tháng nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng sau sự cố với chiếc 737 MAX hồi đầu năm 2024.

Tuy nhiên tạp chí Forbes nhận xét Boeing vẫn đang kiên cường trong việc sản xuất máy bay. Các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Jefferies Group dự đoán Boeing sẽ bàn giao trung bình 29 chiếc 737 MAX mỗi tháng cho các hãng hàng không trong năm 2025.

Theo chuyên trang về hàng không AirlineGreeks, 737 không phải là dòng máy bay duy nhất mà Boeing đặt mục tiêu sản xuất cao trong năm 2025. Vào tháng 12-2024, Boeing đã công bố khoản đầu tư 1 tỉ USD vào các cơ sở sản xuất máy bay ở South Carolina để thúc đẩy sản xuất các máy bay dòng 787 Dreamliner và họ cũng công bố kế hoạch sản xuất trung bình 10 chiếc 787 mỗi tháng vào năm 2026.

Boeing còn xác nhận quá trình sản xuất các máy bay thuộc hai dòng 767 và 777 đã quay trở lại bình thường sau thời gian gián đoạn vì các cuộc đình công.

Boeing nỗ lực tìm lại hào quang đã mất - Ảnh 2.2024 tiếp tục là năm hạn của Boeing

Năm 2024 là một năm đầy thử thách với Boeing, khi hãng này phải đối mặt với hàng loạt sự cố nghiêm trọng khiến cổ phiếu giảm mạnh.