Cách ‘địa chủ’ DeepSeek chiêu mộ người tài về ‘miền đất hứa’ màu mỡ khiến phụ huynh hoang mang lớn: Giáo dục con càng sớm càng tốt!

Triết lý của Liang Wenfeng - người sáng lập Deepseek - bất ngờ trở thành một chủ đề giáo dục gây tranh cãi.

Cách ‘địa chủ’ DeepSeek chiêu mộ người tài về ‘miền đất hứa’ màu mỡ khiến phụ huynh hoang mang lớn: Giáo dục con càng sớm càng tốt!- Ảnh 1.

Từ mô hình tuyển dụng "lạ đời"...

Sự phổ biến của trợ lý trí tuệ nhân tạo Deepseek đã khiến triết lý của người sáng lập Liang Wenfeng bất ngờ trở thành một chủ đề giáo dục. Công cụ AI này tiếp tục trở thành từ khoá hot trên mạng xã hội, mang đến những khái niệm gây sốc và mô hình đào tạo tài năng độc đáo, thách thức những khái niệm giáo dục truyền thống.

Cách ‘địa chủ’ DeepSeek chiêu mộ người tài về ‘miền đất hứa’ màu mỡ khiến phụ huynh hoang mang lớn: Giáo dục con càng sớm càng tốt!- Ảnh 2.

Liang Wenfeng - nhà sáng lập Deepseek

Liang Wenfeng - người sáng lập Deepseek - có một tuổi thơ bình thường như bao đứa trẻ khác, được học hành theo định hướng để trưởng thành. Ở tuổi 17, anh được nhận vào chuyên ngành Kỹ thuật thông tin điện tử của Đại học Chiết Giang. Điều bất ngờ là những gì anh làm được sau khi tốt nghiệp đã định hình sự hiểu biết mới về tài năng sáng tạo.

Được thành lập vào năm 2023, công ty của Liang Wenfeng hoant toàn khác với những công ty công nghệ truyền thống khác. Nhóm R&D gồm 140 người chỉ là một phần mười của một công ty lớn, nhưng nó đã tạo ra một mô hình đẳng cấp thế giới. Gần một nửa nhân sự của Liang Wenfeng là những người trẻ mới tốt nghiệp, và thậm chí có những lập trình viên còn đang thực tập và không hề có kinh nghiệm làm việc.

Cách ‘địa chủ’ DeepSeek chiêu mộ người tài về ‘miền đất hứa’ màu mỡ khiến phụ huynh hoang mang lớn: Giáo dục con càng sớm càng tốt!- Ảnh 3.

Luo Fuli - nhân sự cốt lõi của Deepseek

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ WAWES, Liang Wenfeng đã tiết lộ quy tắc thành công của doanh nghiệp: Tiêu chí lựa chọn không phải dựa vào tập hồ sơ đẹp, tốt nghiệp từ trường nổi tiếng... mà tập trung vào hai đặc điểm - niềm đam mê cháy bỏng và mong muốn khám phá không giới hạn.

Triết lý tuyển dụng này đã được chứng minh bởi trường hợp của Luo Fuli, cô gái 9x được mệnh danh là thiên tài máy tính, dù có một hồ sơ không quá nổi bật. Những trường hợp tương tự cũng xuất hiện rất nhiều trong số nhân sự của công ty: những sinh viên tự học hay những người "tay ngang", chuyển nghề vì bất chợt nhận ra "chân ái" của cuộc đời...

Tới triết lý giáo dục truyền cảm hứng

Mô hình tuyển dụng lạ lùng này đang truyền cảm hứng cho giáo dục và làm thay đổi nhận thức của các bậc phụ huynh về con đường trưởng thành của con em mình. Khi cha mẹ quen với việc áp dụng những khung tiêu chuẩn cho sự nghiệp học hành của con cái, họ có thể vô tình tước đi một khả năng rất quan trọng của trẻ: đó là khả năng suy nghĩ độc lập và niềm đam mê sáng tạo.

Cách ‘địa chủ’ DeepSeek chiêu mộ người tài về ‘miền đất hứa’ màu mỡ khiến phụ huynh hoang mang lớn: Giáo dục con càng sớm càng tốt!- Ảnh 4.

Theo Liang Wenfeng, khả năng này chính là chìa khoá cốt lõi để "sống sót" trong thời đại trí tuệ nhân tạo, bởi sự sáng tạo và niềm đam mê của con người là thứ duy nhất không thể thay thế bằng thuật toán. Bản chất của sự cạnh tranh trong kỷ nguyên AI là một cuộc cạnh tranh của sự sáng tạo.

Nhưng trong thời đại mà mọi thông tin có thể tìm kiếm một cách quá dễ dàng, có quá nhiều thứ hấp dẫn khiến trẻ dễ xao nhãng vào những thú vui vô bổ, hay nguy hiểm hơn, là "lối mòn" tư duy được đặt ra theo những khuôn mẫu giáo dục... đã dần bó hẹp trí tưởng tượng và khả năng tư duy của trẻ.

Cách ‘địa chủ’ DeepSeek chiêu mộ người tài về ‘miền đất hứa’ màu mỡ khiến phụ huynh hoang mang lớn: Giáo dục con càng sớm càng tốt!- Ảnh 5.

Nếu như bạn thấy một đứa trẻ tháo rời một món đồ chơi, đừng vội mắng mỏ, hãy cảm thấy thật may mắn vì chúng đang phát triển kĩ năng sáng tạo và khả năng quan sát. Qua món đồ đó, trẻ có thể học hỏi về cấu trúc bộ máy... điều này chính là tiền đề cho những sáng tạo độc đáo hơn trong tương lai. Chỉ có sự tò mò, ham học hỏi vô tận mới dẫn con người tới kho tàng tri thức và những phát minh chưa từng có.

Triết lý này không chỉ gây ra một cú sốc, mà còn đòi hỏi phụ huynh phải nhìn nhận lại vai trò của mình, từ một "nhà biên kịch" soạn sẵn một "kịch bản" trưởng thành cho con cái, đến một hướng dẫn viên, đưa trẻ vào hành trình khám phá; từ một "nhà cung cấp" những câu trả lời tiêu chuẩn đến một người khai mở, giúp trẻ tự do phát triển.

Cuối cùng, như Liang Wenfeng đã nói: "Chúng tôi có thể không có những thiên tài, nhưng chúng tôi có những "miền đất hứa" để khai phá và kiến tạo nên một kỉ nguyên mới".