Cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam, tương lai kết nối 2 thành phố trực thuộc Trung ương

Cây cầu này được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, có tổng chiều dài gần 5,5km (trong đó cầu dài gần 4,5km và đường hai đầu cầu dài hơn 1km) - là cầu vượt sông có chiều dài lớn nhất Việt Nam.

Cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam, tương lai kết nối 2 thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 1.

Cầu Vĩnh Thịnh (Ảnh: Internet)

Cầu Vĩnh Thịnh - Cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam

Nối thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) với huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc), công trình cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng trên Quốc lộ 2C chính thức được đưa vào sử dụng vào ngày 8/6/2014. Công trình thuộc tuyến đường Vành đai 5 TP. Hà Nội, kết nối các tỉnh phía Bắc với Thủ đô.

Cây cầu được xây dựng trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô và quy hoạch chung vùng Thủ đô đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Đây là cầu vượt sông có chiều dài lớn nhất Việt Nam, được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, có tổng chiều dài gần 5,5km (trong đó cầu dài gần 4,5km và đường hai đầu cầu dài hơn 1km). Mặt cầu Vĩnh Thịnh rộng 16,5m, quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế là 80km/h.

Theo Báo Chính phủ, việc hoàn thành, đưa vào khai thác sớm cầu Vĩnh Thịnh trước gần 7 tháng để thay thế cho phà Vĩnh Thịnh sẽ góp phần đảm bảo giao thông thông suốt, tạo điều kiện phát triển kinh tế toàn diện cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cả nước.

Dự án cầu Vĩnh Thịnh có tổng mức đầu tư là 137 triệu USD, được đầu tư từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Quỹ Hợp tác Phát triển Hàn Quốc (EDCF) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Đây là dự án đầu tư đầu tiên mà EDCF dành cho phát triển hạ tầng giao thông tại Việt Nam.

Tương lai trở thành cây cầu kết nối 2 thành phố trực thuộc Trung ương

Đặc biệt, tương lai, cầu Vĩnh Thịnh hứa hẹn sẽ kết nối 2 thành phố trực thuộc Trung ương. Theo Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc, tầm nhìn đến năm 2050, Vĩnh Phúc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có kết cấu hạ tầng hiện đại, xanh, sạch đẹp, mang bản sắc riêng, xã hội phồn vinh, thịnh vượng.

Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc sẽ trở thành thành phố phát triển toàn diện trên tất cả các mặt về kinh tế - xã hội, môi trường; người dân có chất lượng cuộc sống cao, hạnh phúc; có nền văn hóa tiên tiến, môi trường sinh thái trong lành, đáng sống; quốc phòng, an ninh được giữ vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam, tương lai kết nối 2 thành phố trực thuộc Trung ương- Ảnh 2.

Theo Quy hoạch, tầm nhìn đến năm 2050, Vĩnh Phúc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có kết cấu hạ tầng hiện đại, xanh, sạch đẹp, mang bản sắc riêng, xã hội phồn vinh, thịnh vượng.

Về tình hình kinh tế, theo báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 27/12, GRDP cả năm ước tính tăng 7,52% so với năm 2023. Con số này cao hơn tốc độ tăng bình quân chung của cả nước (6,8 - 7%), đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (mục tiêu tăng từ 7,5 - 8,5%).

Giá trị GRDP bình quân đầu người trên địa bàn ước đạt 141,3 triệu đồng/người/năm, tăng khoảng 11,3 triệu đồng so với năm 2023. Thu hút đầu tư vốn FDI đạt trên 637 triệu USD, vốn đầu tư DDI đạt 5.776 tỷ đồng. Toàn tỉnh giải quyết việc làm cho hơn 20.000 lao động; tỷ lệ hộ nghèo ước còn 0,44%, giảm 0,17% so với năm 2023.

Về tình hình kinh tế TP. Hà Nội, theo thông tin tại kỳ họp thứ 20, HĐND Thành phố khóa XVI được tổ chức ngày 9/12: Kinh tế Thủ đô duy trì tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, dự kiến đạt khoảng 6,52% (cùng kỳ đạt 6,27%) - Quy mô GRDP khoảng 58 tỷ USD.

Các ngành kinh tế trên địa bàn tiếp tục phát triển gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng: Công nghiệp và Xây dựng tăng trưởng 6,21%; Nông nghiệp tăng 2,52%, Dịch vụ tăng 7,14%. Bên cạnh đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt trên 881.000 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất, nhập khẩu trên địa bàn TP. Hà Nội phục hồi mạnh mẽ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 19,4 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ. Kim gạch nhập khẩu 41,1 tỷ USD, tăng 9,6%. Thu hút đầu tư nước ngoài dự kiến đạt trên 2 tỷ USD.