Chiến tranh thuế quan, ai sẽ phải trả giá?

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang bước vào giai đoạn căng thẳng mới, tác động trực tiếp đến túi tiền người tiêu dùng ở hai nước. Từ đồ chơi đến điện thoại, giá cả đang tăng vọt khi các đòn thuế quan ngày càng khốc liệt.

thuế quan - Ảnh 1.

Công nhân may quần áo cho sàn thương mại điện tử Temu tại một nhà máy may ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc - ̉Ảnh: AFP

Từ siêu thị đến các sàn thương mại điện tử, giá cả hàng hóa đang biến động chóng mặt. Người tiêu dùng không còn là những người đứng ngoài cuộc, mà đã trở thành những nạn nhân trực tiếp trong cuộc Chiến tranh thuế quan, ai trả giá? - Ảnh 3.Trung Quốc nỗ lực kích cầu tiêu dùngĐỌC NGAY

"Dù chúng tôi kỳ vọng Bắc Kinh sẽ tăng cường nỗ lực nhằm bù đắp sự sụt giảm xuất khẩu sang Mỹ bằng nhu cầu nội địa nhưng điều này sẽ không hề dễ dàng - nhà phân tích Ting Lu của Tập đoàn Nomura nhận định - Kinh tế Trung Quốc hiện đang chịu hai lực cản lớn cùng lúc: cuộc khủng hoảng bất động sản trong nước và cuộc chiến thương mại chưa từng có tiền lệ với Mỹ từ bên ngoài".

Người tiêu dùng Trung Quốc cũng bắt đầu cảm nhận rõ sức ép lan truyền từ các đòn áp thuế. Xuất khẩu suy giảm kéo theo các nhà máy cắt giảm sản lượng, khiến việc làm và thu nhập bị ảnh hưởng - hai yếu tố then chốt chi phối sức mua của hộ gia đình.

Theo các nhà nghiên cứu thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, người sản xuất và người tiêu dùng trong nước vốn không tách rời nhau. Khi các nhà máy phải gánh chi phí đầu vào tăng do thuế quan, họ sẽ buộc phải lựa chọn giữa việc tăng giá bán - khiến người tiêu dùng chịu thiệt - hoặc chấp nhận hy sinh lợi nhuận, dẫn tới cắt lương, giảm nhân sự hoặc thậm chí là đóng cửa.

Cuộc chiến thương mại giờ đây không chỉ dừng lại là câu chuyện giữa hai chính phủ hay những vấn đề vĩ mô, nó đã bắt đầu len lỏi vào từng gian bếp, tủ đồ chơi và giỏ hàng siêu thị của hàng tỉ người dân Mỹ - Trung.

Thương mại toàn cầu đứng trước nguy cơ

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 16-4 vừa hạ mạnh dự báo tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu năm nay từ mức tăng 3% xuống còn -0,2%. WTO đặc biệt lo ngại về nguy cơ nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc ngày càng tách rời, khi thương mại hàng hóa song phương được dự đoán sẽ giảm đến 81%.

Nếu xu hướng phân mảnh kinh tế toàn cầu tiếp diễn, GDP toàn cầu có thể giảm tới 7% trong dài hạn, cảnh báo đây có thể là đợt suy giảm nghiêm trọng nhất kể từ đại dịch COVID-19.

Chiến tranh thuế quan, ai trả giá? - Ảnh 2.Trung Quốc nhắn nhủ Mỹ ngừng gây sức ép tối đa vụ thuế quan

Ngày 16-4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng gây sức ép tối đa nếu thực sự muốn giải quyết các vấn đề thuế quan thông qua đối thoại, sau khi chính quyền ông Trump tuyên bố 'quả bóng đang ở trong sân của Trung Quốc'.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề