Thị trường Hong Kong dẫn đầu mức giảm trong khu vực, giá cổ phiếu của hai "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc là Alibaba và Tencent đồng loạt mất hơn 8%.
Nhân viên giao dịch ngoại hối làm việc trước một bảng điện tử hiển thị chỉ số Kospi và tỉ giá hối đoái giữa đô la Mỹ và đồng won Hàn Quốc tại phòng giao dịch của một ngân hàng ở Seoul, Hàn Quốc ngày 7-4 - Ảnh: REUTERS
Theo kênh CNBC, các thị trường Mỹ giải thích tại sao đánh thuế lên cả hòn đảo toàn chim cánh cụtĐỌC NGAY
Theo Hãng tin Reuters, thị trường chứng khoán Hong Kong và Trung Quốc đại lục cũng lao dốc trong phiên hôm nay.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm mạnh, dẫn đầu mức giảm trong khu vực khi mất tới 9,56%. Giá cổ phiếu của hai "gã khổng lồ" công nghệ là Alibaba và Tencent đồng loạt giảm hơn 8%.
Tại Trung Quốc đại lục, chỉ số CSI300 giảm 4,82%. Trung Quốc đang phải đối mặt với mức thuế quan hơn 50% của Mỹ.
Tuần trước, các chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đã giảm mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ. Theo Hãng tin Bloomberg, chỉ số S&P 500 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 11 tháng, làm bốc hơi 5.400 tỉ USD giá trị thị trường chỉ trong hai phiên giao dịch khép lại tuần qua tại Mỹ.
Giữa nỗi lo về một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu, các nhà đầu tư còn cho rằng nguy cơ suy thoái gia tăng có thể khiến lãi suất của Mỹ bị cắt giảm, sớm nhất là vào tháng 5.
Trên Đài CBS News ngày 6-4, khi được hỏi về khả năng Mỹ hoãn áp thuế đối ứng để đàm phán với một số nước, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick nói: "Không có chuyện hoãn lại. Chắc chắn là chúng sẽ được áp dụng trong nhiều ngày và nhiều tuần. Điều đó là hiển nhiên. Tổng thống cần phải thiết lập lại thương mại toàn cầu. Mọi người đều có thặng dư thương mại và chúng ta (Mỹ) có thâm hụt thương mại".
Ông Trump nói thuế quan như 'thuốc chữa bệnh', không lo khi chứng khoán Mỹ chao đảo
Tổng thống Trump cho rằng 'đôi khi bạn phải uống thuốc để chữa thứ gì đó', sau khi gần 6.000 tỉ USD vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ bị thổi bay vì quyết định áp thuế quan đối ứng.
Mây đang thay đổi theo hướng khiến Trái Đất nóng lên nhanh hơn, nhưng giới khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác và mức độ ảnh hưởng dài hạn của hiện tượng này.
Quốc gia này nhận thấy cơ hội rộng mở trong thu hút đầu tư khi các doanh nghiệp tìm cách dịch chuyển sản xuất khỏi các quốc gia chịu mức thuế quan cao của Mỹ.
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Sinh, doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu số 1 vào Mỹ cho biết: "Trung bình mỗi năm Mỹ nhập khoảng 50.000 tấn tiêu từ Việt Nam. Riêng năm 2024, Mỹ nhập hơn 70.000 tấn tiêu, Phúc Sinh xuất sang Mỹ khoảng 8.200 tấn, chiếm hơn 10%."
Chính quyền Trump quyết định khôi phục ít nhất 6 chương trình viện trợ nước ngoài bị hủy bỏ, chủ yếu tập trung vào hỗ trợ lương thực cho các nước nghèo đói.
Ngày 9-4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết quyết định áp thuế mới nhất của Nhà Trắng đi ngược lại với các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).