Theo Sing Tao Daily, Zang Zhi, một phụ nữ ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc mua chiếc bánh mỳ tròn ở siêu thị. Vừa cắn một miếng bánh, cô hoảng sợ phát hiện răng mình bị gãy, khi nhổ ra thì phát hiện trong bánh mỳ có những chiếc ốc vít. Người phụ nữ đăng bài lên mạng tố cáo việc bị gãy một góc răng do chiếc bánh mỳ và đăng bài tố cáo toàn bộ sự việc
Theo chia sẻ của Zang Zhi vào tuần trước, cô đang ăn chiếc bánh mỳ nam việt quất mua từ siêu thị nổi tiếng Hema Fresh thì bất ngờ phát hiện mình đã cắn phải cái đinh vít và bị mất một góc răng, phải đến nha sỹ để trám lại.
Chiếc đinh vít lớn trong chiếc bánh mỳ khiến nữ khách hàng bị gãy răng. |
Nữ khách hàng cho biết cô đã gọi điện cho bộ phận chăm sóc khách hàng của siêu thị hai lần vào ngày xảy ra sự việc nhưng không nhận được phản hồi về giải pháp xử lý nên đã báo cáo sự việc lên nền tảng khiếu nại của người tiêu dùng.
Ngày hôm sau, bộ phận dịch vụ khách hàng của Hema Fresh gọi điện cho Zang Zhi, đề nghị hoàn tiền gấp 10 lần giá chiếc bánh nhưng nữ khách hàng từ chối.
Sau đó, đại diện Hema Fresh để xuất hoàn tiền hoặc đổi hàng và bồi thường thêm 1.000 nhân dân tệ (3,4 triệu đồng). Tuy nhiên, trước khi sự việc được xử lý, phía siêu thị yêu cầu Zang Zhi xóa bài đăng trên mạng. Do yêu cầu này, hai bên không thể thống nhất được cách xử lý vụ việc.
Câu chuyện ngay lập tức thu hút sự chú ý của cư dân mạng và trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi. Nhiều người chỉ trích cách giải quyết vụ việc của siêu thị, bày tỏ sự giận dữ về việc kiểm soát chất lượng mặt hàng thực phẩm.
"Đã hơn một lần Hema gặp vấn đề về chất lượng"; "Trước đây tôi đã mua một hộp trứng và hơn một nửa trong số đó có mùi"…, những bình luận mang tính “bóc phốt” của cư dân mạng có vẻ khiến siêu thị trên gặp rắc rối không nhỏ.
Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.