Đắk Nông có sáp nhập Bình Thuận để ra biển gần nhất?

Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận liền kề, nối liền từ Tây Nguyên xuống duyên hải, tạo thành trục giao thông ra biển gần nhất từ nam Tây Nguyên.

Đắk Nông có sáp nhập Bình Thuận để ra biển gần nhất? - Ảnh 1.

Quốc lộ 28 là tuyến giao thông duy nhất nối từ trung tâm thành phố biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tới trung tâm tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, quốc lộ này mặt đường nhỏ hẹp, có nhiều đèo dốc nguy hiểm - Ảnh: ĐỨC TRONG

Trong các tỉnh Tây Nguyên, Đắk Nông nằm sâu nhất trong nội địa. Với định hướng: “Ưu tiên sắp xếp các đơn vị miền núi, đồng bằng với các đơn vị hành chính có biển; kết hợp hài hòa, hợp lý các đơn vị có vị trí liền kề…” như dự thảo tờ trình về nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính thì Đắk Nông sẽ sáp nhập với tỉnh nào để có biển theo đường gần nhất, thuận tiện nhất?

Đắk Nông - Bình Thuận là hướng ra biển gần nhất

Đoạn đèo Gia Bắc trên quốc lộ 28 - Ảnh: ĐỨC TRONG

Ngoài quốc lộ 28, để chạy từ trung tâm Đắk Nông đến biển Bình Thuận còn nhiều lựa chọn khác. Cụ thể có thể đi theo quốc lộ 28 từ Đắk Nông đến quốc lộ 20, đoạn qua TP Bảo Lộc để nhập vào quốc lộ 55 xuống thị xã La Gi, huyện Hàm Tân.

Ngoài ra, quốc lộ 28B qua phía bắc Bình Thuận đang được cải tạo và nâng cấp để kết nối với các tỉnh Tây Nguyên. Vì vậy từ Đắk Nông có thể đi theo quốc lộ 28 đến quốc lộ 20 ở huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Từ đây di chuyển theo quốc lộ 28B, thay vì quốc lộ 28 nhỏ hẹp. Đi theo lộ trình này còn kết nối đến cảng quốc tế Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận thuận lợi hơn.

Đắk Nông có sáp nhập Bình Thuận để ra biển gần nhất? - Ảnh 4.

Đèo Đa Mi trên quốc lộ 55, nối hai tỉnh Bình Thuận với Lâm Đồng - Ảnh: ĐỨC TRONG

Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận tạo trục đông - tây, bổ trợ cho nhau

Đối với các tỉnh Tây Nguyên hiện nay, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng có thể sáp nhập để có biển rất thuận lợi vì đều nằm liền kề một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Còn Đắk Nông nằm sâu hơn trong nội địa và cách biển từ hai đến ba tỉnh tùy theo hướng quốc lộ.

Trong khi đó theo đề xuất và phân tích của nhiều chuyên gia, Đồng Nai và Bình Phước có thể sẽ sáp nhập. Như vậy để ra biển, lựa chọn thuận lợi nhất với Đắk Nông là sáp nhập cùng Lâm Đồng và Bình Thuận để tạo thành một trục đông - tây liền kề, và gần nhất.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Võ Trí Hảo - trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) - đánh giá phương án sáp nhập Đắk Nông, Lâm Đồng và Bình Thuận không chỉ để tạo ra một địa phương mới có biển, mà có nhiều ý nghĩa quan trọng, tạo nhiều ưu thế kết nối và mở ra nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các tỉnh nam Tây Nguyên.

Đắk Nông có sáp nhập Bình Thuận để ra biển gần nhất? - Ảnh 5.

Đèo Đại Ninh nằm trên quốc lộ 28B nối hai tỉnh Bình Thuận với Lâm Đồng - Ảnh: ĐỨC TRONG

Mở thêm hành lang nối Campuchia

Theo PGS.TS Võ Trí Hảo, nhìn xa hơn, phía đông bắc Campuchia có tiềm năng nông sản nhưng chưa tìm được hướng xuất khẩu. Nếu kết nối mở rộng quốc lộ 28 có thể tạo hành lang xuất khẩu nông sản từ các tỉnh đông bắc Campuchia về vùng biển Bình Thuận, đồng thời tạo điều kiện cho người dân Campuchia dễ dàng đi du lịch biển. Đây cũng là điều kiện để Việt Nam và các nước Đông Dương liên kết chặt chẽ với nhau nhiều hơn.

Đắk Nông sẽ sáp nhập với tỉnh nào để đường ra biển gần hơn? - Ảnh 3.Nếu sáp nhập, giao thông kết nối tỉnh Bình Thuận với Lâm Đồng ra sao?

Lâm Đồng nằm sâu trong nội địa, Bình Thuận giáp ranh và có 192km bờ biển. Giao thông kết nối hai tỉnh hiện ra sao?

Đọc tiếp Về trang Chủ đề