
Tuyến đường độc đạo Rừng Sác chạy dọc huyện Cần Giờ là trục giao thông chính kết nối với nội thành TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG
Kỳ vọng vào đường sắt tốc độ cao
Cách trung tâm TP hơn 50km,
Tuyến đường độc đạo Rừng Sác chạy dọc huyện Cần Giờ là trục giao thông chính kết nối với nội thành TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG
Kỳ vọng vào đường sắt tốc độ cao
Cách trung tâm TP hơn 50km,
Khu vực ven biển Cần Giờ, TP.HCM là nơi dự kiến hình thành đại đô thị lấn biển 2.870ha. Ảnh nhỏ: Đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ nằm ở vị trí trung tâm TP.HCM mở rộng, là nơi hội tụ của các hạ tầng giao thông quan trọng của khu vực, đặc biệt là kết nối với Vũng Tàu Ảnh: TRÚC PHƯƠNG
Nối liền trục ven biển đông - tây Nam Bộ
Các chuyên gia nhận định Cần Giờ đang đứng trước cơ hội trở thành một cực tăng trưởng mới - điểm giao lưu kinh tế, nơi hội tụ giao thông liên vùng.
Kỹ sư Vũ Đức Thắng, chuyên gia quy hoạch thiết kế giao thông, người có nhiều năm nghiên cứu hạ tầng khu vực này, cho biết: "Trong lịch sử, Cần Giờ đã từng là cảng biển viễn dương nổi tiếng trên đường hàng hải Á - Âu. Nơi đây nằm ở vị trí chiến lược, chính giữa hai vùng kinh tế quan trọng Vũng Tàu và Mỹ Tho, là trung tâm kết nối giao thông toàn vùng".
Theo ông Thắng, cũng vì giao thông kết nối chưa thông làm cho Cần Giờ chưa thực sự trở thành nơi dừng chân thư giãn, du lịch, nghỉ dưỡng. "Dự án đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ khởi công cùng với việc Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập vào TP.HCM sẽ thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu đi lại, giao thương.
Điều đó đòi hỏi phải sớm triển khai các công trình giao thông chiến lược, tầm vóc, kết nối và tạo sức bật cho cả trục đô thị ven biển phía Nam", ông nhận định.
Từ Cần Giờ nhìn qua vịnh Gành Rái có thể thấy Vũng Tàu nhưng muốn sang phải đi phà biển hoặc theo đường bộ vòng về trung tâm TP.HCM qua Long Thành, Nhơn Trạch rồi vòng xuống. Vì thế theo kỹ sư Vũ Đức Thắng, cần ưu tiên vốn xây dựng trục đường ven biển phía Nam nối liền qua Cần Giờ - Vũng Tàu.
Trong đó, cầu vượt biển Vũng Tàu - Cần Giờ cần hoàn thành trước. Tuyến đường ven biển kết hợp cầu vượt biển hình thành sẽ tạo thành chuỗi đô thị sôi động từ Gò Công - Cần Giờ - Vũng Tàu.
"Việt Nam hiện đã làm chủ nhiều công nghệ xây dựng hiện đại như đào hầm xuyên núi, bắc cầu vượt thung lũng, vượt vịnh biển, năng lực đã sẵn sàng, chỉ còn chờ những dự án mang tầm vóc.
Thực hiện được dự án lấn biển Cần Giờ, một công trình quy mô lớn và phức tạp, thì việc xây dựng cầu vượt biển hoàn toàn nằm trong khả năng, nhất là khi kỹ thuật và khoa học cầu đường trong nước đã có những bước tiến vượt bậc", ông Thắng khẳng định.