Hai thanh niên vướng lao lý vì buôn lậu 5.000 con kiến
14:00 18/04/2025
Không chỉ hướng vào ngà voi hay sừng tê giác, buôn lậu động vật hoang dã giờ chuyển hướng sang... buôn lậu kiến.
Hàng ngàn con kiến được đóng gói trong ống nghiệm - Ảnh: MONICAH MWANGI/REUTERS
Hai thanh niên người Bỉ đã bị buộc tội buôn lậu động vật hoang dã sau khi bị phát hiện mang theo hàng ngàn con kiến được đóng gói trong ống nghiệm, theo CBS News.
Buôn lậu 5.000 con kiến
Hai thanh niên 19 tuổi tên Lornoy David và Seppe Lodewijckx bị bắt tại một nhà nghỉ hôm 5-4 với 5.000 con kiến. Cả hai tỏ ra suy sụp khi trình diện trước 3 đường dây buôn lậu hàng tấn vàng từ nước ngoài về Việt NamĐỌC NGAY
Cơ quan Bảo tồn động vật hoang dã Kenya (KWS) cho biết các thanh niên đã buôn lậu kiến đến các thị trường ở châu Âu và châu Á.
Loài kiến được buôn lậu là Messor cephalotes, nguồn gốc ở Đông Phi, có kích thước to và màu đỏ đặc trưng.
Việc làm trái phép này "không chỉ xâm phạm quyền chủ quyền của Kenya đối với đa dạng sinh học, mà còn làm mất đi lợi ích sinh thái và kinh tế tiềm năng đối với cộng đồng địa phương và các cơ sở nghiên cứu", theo trang KWS.
Kenya trước đây từng đấu tranh chống buôn bán trái phép các bộ phận cơ thể của các loài động vật hoang dã lớn hơn như voi, tê giác và tê tê, trong số các loài khác.
Nhưng các vụ án liên quan các thanh niên này cho thấy sự chuyển hướng trong xu hướng buôn bán trái phép, từ các loài động vật có vú lớn sang các loài ít được biết đến, nhưng có vai trò sinh thái then chốt.
Buôn lậu kiến gây rủi ro lây lan dịch bệnh
Hai người Bỉ bị bắt tại hạt Nakuru của Kenya. Nơi đây có nhiều công viên quốc gia. Giới chức tìm thấy 5.000 con kiến được đóng trong 2.244 ống nghiệm chứa bông gòn để giúp kiến có thể sống sót trong nhiều tháng.
Nhà chức trách Kenya định giá số kiến này là 1 triệu shilling (tương đương 7.700 USD). Giá của kiến có thể dao động tùy theo loài và thị trường.
Philip Muruthi, phó chủ tịch phụ trách bảo tồn tại Quỹ Động vật hoang dã châu Phi ở Nairobi, cho biết kiến đóng vai trò làm giàu chất dinh dưỡng cho đất, hỗ trợ quá trình nảy mầm và cung cấp thức ăn cho các loài như chim.
Muruthi cảnh báo về nguy cơ buôn bán các loài vật có thể dẫn đến việc lây lan dịch bệnh sang ngành nông nghiệp ở các quốc gia nhập khẩu.
"Ngay cả khi có buôn bán thì cũng cần phải có kiểm soát, và không ai nên lấy tài nguyên của chúng ta một cách tùy tiện như thế", ông nói thêm.
Nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép hiện được coi là ngành buôn lậu phi pháp lớn thứ tư trên thế giới, với giá trị ước tính 25 tỉ USD mỗi năm, theo Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL).
Hàng thập kỷ nỗ lực bảo tồn vẫn chưa thể kiểm soát được vấn nạn này. Theo các chuyên gia, buôn bán động vật hoang dã có liên hệ gần như với mọi khía cạnh khác của tội phạm có tổ chức toàn cầu, từ vũ khí, ma túy, buôn người cho đến khủng bố.
Gần 700 tấn quặng đất hiếm bị buôn lậu sang Trung Quốc: Ngụy trang trong vỏ bao gạo
Trong vụ án xảy ra tại Công ty Thái Dương, có đến gần 700 tấn đất hiếm, quặng đất hiếm và tổng oxit đất hiếm đã bị các bị can ngụy trang dưới nhiều sản phẩm khác nhau để buôn lậu ra nước ngoài.
Chủ tịch Tập đoàn Quản lý sân bay tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc bị tạm giữ hình sự vì cáo buộc xâm hại một phụ nữ. Trước đó, tập đoàn do ông này quản lý cũng vướng loạt bê bối.
Sáng 19/4, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 tại Cảng hàng không Đồng Hới (Quảng Bình), với tổng mức đầu tư hơn 1.750 tỉ đồng.
Huyện Đông Anh yêu cầu các phòng, ban, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn không tổ chức đoàn tham quan ra khỏi địa bàn huyện. Lãnh đạo các phòng, ban và UBND các xã, thị trấn tuyệt đối không đi ra khỏi địa bàn trong thời điểm sáp nhập, sắp xếp.
Địa giới hành chính của TP HCM sẽ được vẽ lại, nhiều tên gọi mang ký ức đô thị như Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định… được đặt cho những địa phương quan trọng
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành công tác thanh quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.