Thổ Nhĩ Kỳ thay thế Nga ở Syria
Từ thời điểm cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad sơ tán sang Nga vào ngày 8/12/2024, nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho số phận của hai căn cứ quân sự của nước này tại Syria, do Moscow từng tấn công vào lực lượng cầm quyền mới của Damascus. Hiện có những dấu hiệu cho thấy Moscow có thể đạt được thỏa thuận với chính quyền mới ở Syria, có khả năng cho phép họ giữ lại chỗ đứng chiến lược của mình tại đây.
Các nguồn thạo tin cho biết, Nga có khả năng duy trì sự hiện diện quân sự hạn chế tại căn cứ không quân Hmeimin và căn cứ hải quân Tartus ở phía Tây Syria - một động thái có thể ngăn chặn một cuộc rút quân cho Moscow. Các nguồn tin cho hay, Nga đang tiến gần đến một thỏa thuận với chính phủ mới của Syria để giữ lại một số quân nhân và thiết bị quân sự trong nước.
Nếu điều này thực sự xảy ra, đây sẽ là chiến thắng lớn thứ 2 của Moscow trong tháng này về mặt ngoại giao, sau cuộc gặp với Mỹ.

Máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 của không quân Nga đang chuẩn bị cất cánh tại căn cứ quân sự Nga ở Hmeimin. Ảnh: Getty
Chính phủ mới của Syria được cho rằng sẽ gợi ý cho Moscow giúp Damascus chống lại tàn dư của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS) và sự hiện diện quân sự liên tục của nước này có thể cân bằng với Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia dường như đang ở vị thế tốt thay thế vai trò truyền thống của Moscow, là nhà cung cấp vũ khí chính của Syria.
Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov cho biết, Nga có kế hoạch sớm tổ chức các cuộc tiếp xúc cấp cao với Syria.
Giả thuyết được đặt ra rằng Nga sẽ có những điều kiện thuận lợi như hợp đồng 49 năm để mở rộng cảng Tartus và quyền miễn trừ cho các hành động của mình mà Moscow được hưởng dưới thời ông Assad. Chính quyền chuyển tiếp của Syria đã chính thức chấm dứt hợp đồng đầu tư 49 năm với công ty Nga tại cảng Tartus trên Địa Trung Hải.
Damascus hiện có thể áp đặt các giới hạn nghiêm ngặt về số lượng quân đội mà Nga có thể triển khai và số lượng cũng như các loại máy bay và tàu chiến mà Nga có thể hạ cánh, neo đậu tại các căn cứ đó ở bất cứ thời điểm nào.
Tuy nhiên, Moscow chắc chắn sẽ mong muốn cuộc đàm phán lại quyền căn cứ hơn là phải rút quân - điều sẽ làm phức tạp thêm các đợi triển khai hải quân trong tương lai ở Địa Trung Hải và hỗ trợ lực lượng của nước này ở châu Phi.
Forbes đánh giá, có những dấu hiệu cho thấy lực lượng Hayat Tahrir al-Sham (HTS) và người dân Syria có thái độ bình thường hơn nhiều trong việc hợp tác với Nga. Tuy nhiên, bất cứ sự hiện diện nào của Moscow trong tương lai có thể sẽ vẫn bị giới hạn.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad
Nga khả năng bị thu hẹp hiện diện quân sự
Vào thời ông Assad, Nga và Iran phản đối sự hiện diện của Mỹ ở phía Bắc và Đông Syria. Moscow luôn chỉ ra rằng Nga và Iran được chế độ Assad "mời" tới Syria trong khi Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ thì không.
Bây giờ, tình thế đã đảo ngược. Thổ Nhĩ Kỳ dường như sẵn sàng trở thành nhà cung cấp vũ khí và hậu thuẫn quân sự chính cho Damascus. Mặc dù Nga có thể không muốn Ankara thay thế vai trò trước đây của mình, nhưng họ vẫn có thể tận dụng tình hình mới này nhằm có lợi cho mình.
Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang thúc đẩy một liên minh khu vực nhằm chống lại ISIS bao gồm chính phủ Syria mới và Jordan. Forbes nhận định, mặc dù có thể sẽ không nhận được lời mời tham gia bất cứ liên minh nào như vậy, Nga vẫn có thể ủng hộ đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ và ủng hộ bất cứ cuộc rút quân nào sau đó của Mỹ do chính quyền Tổng thống Donald Trump ra lệnh như một chiến thắng khác về mặt chiến lược.
Bất cứ chính sách nào mà Nga áp dụng ở Syria đều có những dấu hiệu cho thấy nước này có tương lai ở đó, ngay cả khi tương lai đó đã bị thu hẹp rất xa so với trước đây. Giới lãnh đạo Syria mới có thể đã kết luận rằng, việc quân đội Nga tiếp tục hiện diện mang lại lợi ích.
Hơn thế, Syria có thể yêu cầu Nga mở rộng căn cứ thường xuyên - một sự khác biệt lớn so với hợp đồng 49 năm mở rộng cảng Tartus mà Nga đã có dưới thời ông Bashar al-Assad. Damascus có thể mong đợi sự ủng hộ liên tục của Moscow tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - nơi Moscow có quyền phủ quyết mà họ đã dùng để bảo vệ ông Bashar al-Assad khỏi sự chỉ trích trong những thời điểm quan trọng.