Khi công nhân rời phố về quê - Kỳ 2: Đưa nhau lên tàu về quê ta sống vui hơn

Đồng Nai và Bình Dương có rất nhiều khu công nghiệp thu hút hàng trăm ngàn công nhân khắp nơi trong cả nước đến làm việc, mưu sinh. Tuy nhiên từ sau đại dịch COVID-19 đến nay, hàng chục ngàn công nhân đã lặng lẽ rời nhà trọ trở về quê sinh sống.

Kỳ 2: Đưa nhau lên tàu về quê ta sống vui hơn - Ảnh 1.

Công nhân làm việc tại công trường xây dựng nhà máy 1 tỉ USD của Tập đoàn Lego (Đan Mạch) tại Khu công nghiệp VSIP 3, tỉnh Bình Dương - Ảnh: T.D.

Theo thống kê của Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai, ba năm qua có khoảng 50.000 - 60.000 lao động dịch chuyển từ Đồng Nai Khi công nhân rời phố về quê - Kỳ 2: Đưa nhau lên tàu về quê ta sống vui hơn - Ảnh 2.

Sau khi công nhân ồ ạt rời đi, hàng loạt dãy trọ ở Đồng Nai trống phòng, chủ trọ đăng biển thông báo cho thuê phòng nhưng rất ít người đến ở - Ảnh: A LỘC

Trao đổi với Tuổi Trẻ về hiện tượng "công nhân bỏ phố về quê", đại diện nhiều doanh nghiệp lớn và cơ quan quản lý tại Bình Dương cho biết đây là xu thế khó tránh khỏi, giải pháp là phải thích ứng và tiếp cận ở góc độ tích cực.

Tiêu biểu như với Bình Dương là tỉnh đã phát triển công nghiệp gần 30 năm thì nay chuyển hướng sang các ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao hơn và ít sử dụng lao động. Đồng thời, doanh nghiệp từ Bình Dương cũng mở rộng "bắt tay" để mở khu công nghiệp, nhà máy ở các tỉnh thành khác để thu hút lao động tại chỗ.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - chủ tịch công đoàn TBS Group, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương - cho biết là doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực da giày, túi xách nên số lượng lao động của công ty rất nhiều, lên tới 50.000 người. Tuy nhiên, nắm bắt sớm xu hướng chuyển dịch lao động, trong những năm vừa qua ngoài nhà máy chính tại Bình Dương, công ty đã mở nhà máy ở Bình Phước và các tỉnh miền Tây, miền Bắc...

Trong tổng số lao động của công ty thì chỉ có khoảng 10.000 người tại Bình Dương, còn lại phần lớn ở miền Tây và các tỉnh thành khác. Ông Tuấn cho biết nhờ "đưa nhà máy về với người lao động" nên khi có những biến động xã hội như dịch bệnh COVID-19, khủng hoảng kinh tế... thì vẫn duy trì được hoạt động sản xuất ổn định nhờ nguồn lao động tại chỗ. Trong khi đó trụ sở chính tại Bình Dương để phát triển các bộ phận nghiên cứu phát triển, cải tiến sản xuất...

Tuy thế, Bình Dương cũng đang đối mặt với hiện tượng thiếu lao động cục bộ, đặc biệt là lao động phổ thông. Trong chín tháng đầu năm 2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương thống kê có khoảng 5.350 doanh nghiệp thông báo tuyển dụng với hơn 61.000 người. Trong đó phần lớn là lao động phổ thông (chiếm tới 87%). Thế nhưng các doanh nghiệp chỉ tuyển được khoảng 28.000 người.

Đồng Nai cần tuyển khoảng 18.000 lao động dịp cuối năm

Thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, từ nay đến cuối năm 2024 trên địa bàn có gần 1.500 doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng lao động, nhu cầu cần khoảng 18.000 lao động.

Song theo dự báo, Đồng Nai chỉ cung ứng được khoảng 70% bởi lao động mới gia nhập thị trường việc làm rất ít. Các ngành cần tuyển nhiều lao động gồm dệt may, da giày, cơ khí, đồ gỗ, dịch vụ...

Khi công nhân rời phố về quê - Kỳ 2: Đưa nhau lên tàu về quê ta sống vui hơn - Ảnh 3.Khi công nhân rời phố về quê: Vì sao người đến TP.HCM giảm?

Trong giai đoạn dịch COVID-19, lịch sử từng ghi nhận hình ảnh người lao động tại các đô thị, khu công nghiệp ở TP.HCM và các tỉnh thành Đông Nam Bộ lũ lượt về quê do nhiều doanh nghiệp đóng cửa, chuyển sang chế độ giãn cách...