Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Những tỉnh lớn thời kỳ sáp nhập sau năm 1975 như Cửu Long, Minh Hải, Hậu Giang… chính là chứng nhân hơn 10 năm hậu chiến đầy khó khăn và sau đó là giai đoạn "xé rào" vượt qua để cùng cả nước bước vào thời kỳ đổi mới lịch sử.

nhập tỉnh - Ảnh 1.

Sông nước Sóc Trăng giúp phát triển nông nghiệp và giao thương hàng hóa - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Nông nghiệp vượt khó

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được đã góp phần để tỉnh "Hậu Giang lớn" (thời kỳ sáp nhập) cứu cánh cho người dân nhiều tỉnh vùng trên.

Nhiều người biết chuyện vẫn nhớ các đoàn ghe của dân miệt Tiền Giang, Bến Tre… nối đuôi nhau về vùng nông thôn Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Vĩnh Châu ở Sóc Trăng. Họ chở theo vật dụng gia đình, tư trang, thậm chí đồ thờ để đổi lúa. 

"Đó là những năm tháng thắt ngặt. Hết lụt lớn lại tới đại dịch rầy nâu đẩy bà con các tỉnh vào nguy cơ thiếu đói. Lúc đó Hậu Giang chúng tôi may mắn giữ được vụ mùa mà nếu không có, bản thân chúng tôi cũng khó khăn, nói chi đến cứu đói cho tỉnh bạn" - ông Lư Văn Điền, nguyên bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ, chia sẻ.

Tỉnh "Hậu Giang lớn" tuy chỉ hợp nhất từ Sóc Trăng và Cần Thơ được 15 năm nhưng đã đóng vai trò quan trọng trong cục diện cây lúa đồng bằng lúc đó. Bây giờ Sóc Trăng có gạo ngon nhất thế giới, có con tôm xuất khẩu vượt tỉ đô. Tuy Sóc Trăng giờ chỉ là một vùng đất phía Nam của Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới - Ảnh 2.

Từ khoảng năm 1988, công cuộc đổi mới đã dần giúp vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn chủ lực xuất khẩu đem lại ngoại tệ cho đất nước - Ảnh: QUỐC MINH

Những quyết sách có lợi cho dân

Năm 1989, khi Mỹ vẫn còn cấm vận Việt Nam, hạt gạo của tỉnh "Hậu Giang lớn" đã tham gia xuất khẩu, giao hàng ở phao số 0 ngoài khơi Vũng Tàu, dù giá bán khi đó còn thấp, chủ yếu cho Ấn Độ. Đây cũng là thời điểm nhiều địa phương đã trải qua giai đoạn "xé rào" để bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới mà nông nghiệp ở vị thế tiên phong…

Chương trình giống lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và thực hiện năm 1993 cũng đã dần giúp cải tiến giống lúa từ hạt ngắn sang hạt dài, từ khô cơm sang mềm cơm hơn, từ không thơm chuyển qua thơm nhẹ, cho nên cây lúa bắt đầu có sự chuyển biến dần vào cuối thế kỷ 20. 

Đến năm 1993, chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ông Nguyễn Thanh Bình (Sáu Bình) đã mạnh dạn chỉ đạo đầu tư trên 600 tấn giống cho nông dân mượn, để chuyển cây lúa mùa cổ truyền sang cây lúa thơm giống Thái Lan ở vùng ven biển hai huyện Vĩnh Châu và phía đông huyện Long Phú. Từ năm 1994, nông dân Sóc Trăng bắt đầu hưởng lợi từ cây lúa thơm, năng suất không thua gì lúa mùa cổ truyền nhưng giá cao gấp rưỡi…

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửaKý ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 nămKý ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Khi cây lúa với những quyết sách làm thay đổi cục diện nông nghiệp, giúp nông dân hưởng lợi thì câu chuyện con tôm cũng nhờ quyết sách của Thủ tướng Phan Văn Khải "phá thế độc canh cây lúa" cho chuyển một phần diện tích trồng lúa không hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi khác.

Những năm đầu thập niên 1990 con tôm sú bắt đầu xuất hiện ở Sóc Trăng nhưng người dân chỉ nuôi diện tích nhỏ. Trong khi người dân Minh Hải bắt đầu manh nha phá đập đưa nước mặn vào đồng đất để nuôi tôm thì ở Sóc Trăng, chính quyền một vài nơi cũng "làm ngơ" để người dân nuôi giấc mơ đổi đời từ con tôm sú trước khi có chủ trương của Chính phủ cho chuyển đổi đất lúa sang nuôi tôm.

"Nhiều quyết sách của thế hệ lãnh đạo thời kỳ đó vẫn giúp người dân hưởng lợi cho đến bây giờ, như chủ trương phủ điện nông thôn hay kéo điện qua cồn Lục Sỹ Thành, cồn Mỹ Phước. Tôi nhớ hôm có điện, người dân hô mừng muốn bể cồn luôn. 

Ba tôi sinh thời nói có điện rồi ông theo ông bà cũng được. Không ngờ khi điện được kéo về, ông đi thiệt… Rất nhiều quyết sách mà mình không thể kể hết. Như chuyện làm con đê ven Mỹ Thanh, tới giờ dân làm lúa năm hai, ba vụ cũng nhờ con đê đó…" - ông Huỳnh Văn Sum, nguyên phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng, nói.

Ở Cần Thơ, TP lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long sớm là trung tâm đào tạo nhân lực cho cả vùng, đặc biệt trong nông nghiệp và thủy sản. Ngoài Trường ĐH Cần Thơ đào tạo nhiều thế hệ thì đây cũng là nơi đứng chân của tám trường ĐH và rất nhiều cơ sở đào nhân lực cho khu vực và cả nước.

Năm 1977, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập, sau được đổi tên thành Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Các nhà khoa học tại viện lúa đã cho ra các giống lúa mang tên "OM" phù hợp với thổ nhưỡng vùng đất, đến nay vẫn luôn "phủ sóng" rộng khắp nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Rồi Đồng bằng sông Cửu Long cũng dần vượt qua tình trạng bị ngăn cách bởi các con sông lớn. Khi nói công trình nào có tầm quan trọng nhất với Đồng bằng sông Cửu Long thì đó chính là các cây cầu Mỹ Thuận, Cần Thơ… bắc qua sông Tiền, sông Hậu.

Ven bờ nam Sông Hậu đã từng có một tỉnh Hậu Giang rộng lớn với những cánh đồng lúa cứu cánh thời khó khăn. Sau hơn 30 năm tách tỉnh, "Hậu Giang lớn" sẽ được tái lập với diện mạo mới cùng những điều kiện phát triển được hình thành từ nhiều quyết tâm và quyết sách của những thế hệ tâm huyết với quê hương. Một kỷ nguyên phát triển mới đang mở ra…

Sinh thời, khi qua lại vùng nam sông Hậu vẫn phải bằng phà, ông Trần Bạch Đằng hễ gặp cán bộ Cần Thơ và các tỉnh miền Tây là nhắc đi nhắc lại: "Mấy ông ra trung ương hãy luôn nhớ hai từ cây cầu, cây cầu, cây cầu". Đến năm 2010, cầu Cần Thơ bắc từ bờ Vĩnh Long nối Cần Thơ đã phá thế cô lập bảy tỉnh vùng nam sông Hậu, làm nức lòng người dân khu vực…

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới - Ảnh 4.Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề